Loading


Thông tư 37-LN/KL-1986 hướng dẫn phân công, phân cấp nhằm thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước do Bộ Lâm nghiệp ban hành

Số hiệu 37-LN/KL
Ngày ban hành 27/12/1986
Ngày có hiệu lực 11/01/1987
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lâm nghiệp
Người ký Phan Thanh Xuân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37-LN/KL

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1986

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 37-LN/KL NGÀY 27-12-1986 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP,NHẰM THỐNG NHẤT QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRONG CẢ NƯỚC

Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-9-1972 và Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước đã đề cập một số nguyên tắc lớn về quản lý rừng. Trên cơ sở tổng sơ đồ phân bố lao động sản xuất toàn quốc và theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, Bộ Lâm nghiệp đã lần lượt phân công quản lý rừng và đất lâm nghiệp cho các địa phương. Với chức năng quản lý ngành, Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn cụ thể về việc thống nhất quản lý và tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước như sau:

1. VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ.

Đứng trước tình trạng tổ chức rừng và quản lý kinh doanh rừng không hợp lý, việc quản lý Nhà nước về rừng bị trì trệ, buông lỏng, rừng đã và đang suy thoái nghiêm trọng. Điều quan trọng bậc nhất là phải tổ chức lại toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho ngành Lâm nghiệp kinh doanh, trên cơ sở ấy để phân định trách nhiệm quản lý cụ thể của 4 cấp quản lý Nhà nước là Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Căn cứ vào tài liệu điều tra tài nguyên rừng công bố năm 1983, Bộ tiến hành giao toàn bộ diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng của mỗi loại rừng cùng với bản đồ hiện trạng rừng để Uỷ ban nhân dân các tỉnh tiến hành việc tổ chức quản lý rừng tại địa phương mình theo chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước.

- Các Sở Lâm nghiệp căn cứ vào tài liệu nói trên xúc tiến việc làm thủ tục giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh phân cấp cho Uỷ ban Nhân dân huyện và giúp cho Uỷ ban Nhân dân huyện phân cấp cho Uỷ ban Nhân dân xã nơi có rừng để thực hiện việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

- Tiến hành việc giao đất giao rừng cho các Liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường, hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị để quản lý kinh doanh. Từ nay đến năm 1990 toàn bộ rừng được quản lý kinh doanh trên cơ sở có phương án điều chế cụ thể, có hồ sơ quản lý rõ ràng, đưa sản xuất vào thế ổn định toàn diện.

- Đối với rừng và đất lâm nghiệp được giao cho Liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các khu rừng giống, các trại nghiên cứu trực thuộc Bộ Lâm nghiệp thì do Bộ phân giao cho các đơn vị này quản lý, kinh doanh. Chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (giám sát, kiểm tra, giúp đỡ...) như đối với các đơn vị kinh tế Trung ưong đóng tại địa phương, theo đúng quy định của Hội đồng Bộ trưởng về việc này.

2. VỀ QUẢN LÝ TRÊN CƠ SỞ 3 LOẠI RỪNG.

Trước khi tiến hành phân cấp, phân giao rừng và đất lâm nghiệp cho các đơn vị tổ chức quản lý kinh doanh nói trên, Sở Lâm nghiệp tham mưu cho tỉnh dự kiến phân rừng thành 3 loại theo mục đích sử dụng cho từng đơn vị để thực hiện việc quản lý theo quy chế của 3 loại rừng đó.

a) Rừng đặc dụng: Bao gồm các khu rừng để:

- Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng.

- Bảo tồn các khu rừng có giá trị cảnh quan, văn hoá, lịch sử, bảo vệ sức khỏe,

- Bảo tồn hệ sinh thái nguyên thuỷ, các sinh cảnh đặc biệt,

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo.

b) Rừng phòng hộ: Bao gồm các khu rừng bảo vệ nguồn nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, phòng chống gió bão, bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn,

- Rừng chắn cát bay ven biển,

- Rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, đê sông cố định đất mới bồi lắng.

c) Rừng sản xuất: Bao gồm toàn bộ rừng và đất rừng giành cho việc sản xuất ra các loại lâm sản, đặc sản, cụ thể:

- Rừng sản xuất gỗ lớn,

- Rừng sản xuất gỗ nhỏ (nguyên liệu giấy, mỏ, củi...),

- Rừng sản xuất tre nứa,

- Rừng sản xuất sản phẩm đặc sản, dược liệu.

Trên cơ sở 3 loại rừng nói trên sẽ được quản lý theo quy chế của Bộ Lâm nghiệp ban hành là:

- Quy chế xây dựng quản lý sử dụng rừng đặc dụng.

- Quy chế xây dựng quản lý kinh doanh rừng phòng hộ.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ