Loading


Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành

Số hiệu 42/2011/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 29/12/2011
Ngày có hiệu lực 15/02/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Ngọc Phi
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 42/2011/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/08/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm: tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

2. Thông tư này áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).

Điều 2. Mục đích của kiểm định chất lượng dạy nghề

Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp cơ sở dạy nghề tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề

Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;

2. Trung thực, công khai và minh bạch.

Điều 4. Chu kỳ thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề

1. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước.

2. Kiểm định chất lượng dạy nghề được thực hiện định kỳ 5 năm một lần đối với cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.

Chương II

TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Điều 5. Quy trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề

1. Thực hiện công tác chuẩn bị tự kiểm định chất lượng dạy nghề.

2. Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác, các khoa và bộ môn trực thuộc cơ sở dạy nghề, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) trong cơ sở dạy nghề.

3. Thực hiện tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề của hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề.

4. Công bố báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề trong cơ sở dạy nghề và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ