BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
42/2024/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 11 năm 2024
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ÁP DỤNG CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA THỰC HIỆN
THEO PHƯƠNG THỨC ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG
XUYÊN
Căn cứ Luật Giá ngày 19
tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Thông tư ban hành định mức chi phí áp dụng cho dịch vụ sự nghiệp
công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện
theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này các định mức chi phí sau
1. Định mức chi phí sản xuất
chung, chi phí quản lý, chi phí lợi nhuận, chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi công, chi tiết tại Phụ lục I đính kèm theo.
2. Định mức chi phí quản lý,
giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt, chi tiết tại Phụ lục II đính
kèm theo.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này ban hành định mức
chi phí liên quan đến dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết
cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân
sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2025./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Danh Huy
|
PHỤ LỤC I
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ, CHI
PHÍ LỢI NHUẬN, CHI PHÍ NHÀ TẠM ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Hướng
dẫn áp dụng định mức chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý
1) Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn
bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp tại công trường, gồm các chi
phí:
- Chi phí nhân viên công trường:
là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho nhân
viên quản lý công trường và khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động,
chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;
- Chi phí vật tư dùng cho công
trường như vật tư dùng để sửa chữa tài sản cố định dùng cho công trường, vật tư
dùng cho quản lý công trường;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
dùng cho hoạt động của công trường thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động của công trường như: chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí sửa
chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu
có), chi phí mua ngoài khác (nếu có);
- Chi phí bằng tiền hợp lý, hợp
lệ khác theo quy định pháp luật ngoài các chi phí đã nêu trên phục vụ cho hoạt
động của công trường;
- Chi phí người sử dụng lao động
phải nộp cho người lao động trực tiếp sản xuất ngoài công trường theo quy định
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm khác...).
2) Chi phí quản lý
Chi phí quản lý là chi phí quản
lý của doanh nghiệp phân bổ cho công trình gồm các chi phí:
- Chi phí nhân viên quản lý bao
gồm các khoản phải trả cho bộ phận quản lý như tiền lương và các khoản phụ cấp
có tính chất lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn của nhân viên bộ phận quản lý theo quy định của Bộ luật Lao động,
chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;
- Chi phí vật tư dùng cho công
tác quản lý, vật tư sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ;
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định,
phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ dùng cho
công tác quản lý;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
dùng cho bộ phận quản lý như: nhà cửa làm việc của các phòng, ban, phương tiện
vận tải, truyền dẫn, máy móc, thiết bị quản lý dùng trong văn phòng và tài sản
khác. Khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho công tác quản lý; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng
sáng chế không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được tính theo phương
pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý; tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả
cho nhà thầu (nếu có);
- Các khoản thuế, phí, lệ phí
(nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Chi phí bằng tiền khác thuộc
quản lý chung, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách,
công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp
phí tham gia hiệp hội và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác (nếu có) theo quy định
pháp luật;
- Chi phí người sử dụng lao động
phải nộp cho người lao động theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm
khác...).
II.
Phương pháp xác định
1. Chi phí sản xuất chung, chi
phí quản lý cho công tác bảo dưỡng công trình đường sắt:
a) Chi phí sản xuất chung được
xác định bằng tỷ lệ 26,5% trên chi phí nhân công trực tiếp;
b) Chi phí quản lý được xác định
bằng tỷ lệ 23,5% trên chi phí nhân công trực tiếp.
Trong đó:
Chi phí nhân công trực tiếp
không bao gồm trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh
phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Chi phí sản xuất chung, chi
phí quản lý cho công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai đối với công trình
đường sắt bước 1 được xác định bằng định mức tỷ lệ % nhân với tổng các chi phí:
vật tư trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hợp lý, hợp lệ khác.
Trong đó: chi phí nhân công trực
tiếp không bao gồm trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ luật Lao động;
chi phí hợp lý, hợp lệ khác: là chi phí ca máy, thiết bị thi công được tính vào
giá theo đặc thù của ngành.
a) Đối với sửa chữa công trình
thông tin tín hiệu đường sắt được xác định bằng định mức tỷ lệ 5,0% nhân với tổng
các chi phí: vật tư trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hợp lý, hợp lệ khác
trong giá thành dịch vụ sự nghiệp công.
b) Đối với các công tác sửa chữa
công trình khác được xác định bằng định mức tỷ lệ 5,3% nhân với tổng các chi
phí: vật tư trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hợp lý, hợp lệ khác trong
giá thành dịch vụ sự nghiệp công.
3. Chi phí nhà tạm để ở và điều
hành thi công cho công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai đối với công trình
đường sắt bước 1 được xác định bằng định mức tỷ lệ 1,0% nhân với tổng các chi
phí: vật tư trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hợp lý, hợp lệ khác.
4. Chi phí lợi nhuận cho công
tác bảo dưỡng công trình đường sắt công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai đối
với công trình đường sắt bước 1 được xác định bằng định mức tỷ lệ 6,0% nhân với
tổng các chi phí: vật tư trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hợp lý, hợp lệ
khác, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.
Trong đó:
- Chi phí nhân công trực tiếp
không bao gồm trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh
phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Chi phí hợp lý, hợp lệ khác:
là chi phí ca máy, thiết bị thi công được tính vào giá theo đặc thù của ngành.
PHỤ LỤC II
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Hướng dẫn áp dụng định mức
chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt
Chi phí quản lý, giám sát công
tác bảo dưỡng công trình đường sắt được xác định theo định mức tỷ lệ % (ban
hành tại bảng 1 Phụ lục này) nhân với tổng chi phí bảo dưỡng (chưa có thuế giá
trị gia tăng).
Trường hợp quy mô chi phí nằm
trong khoảng quy mô chi phí tại bảng 1 Phụ lục này thì định mức chi phí tỷ lệ %
(Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:
Kc = Kb -
|
Kb - Ka
|
x (Gt - Gb)
|
Ga - Gb
|
Trong đó:
- Gt: chi phí trong phương án
giá đang cần xác định;
- Ga: giá trị chi phí cận trên
giá trị cần tính định mức;
- Gb: giá trị chi phí cận dưới
giá trị cần tính định mức;
- Ka: định mức tỷ lệ chi phí
(%) tương ứng với Ga;
- Kb: định mức tỷ lệ chi phí
(%) tương ứng với Gb.
2. Định mức chi phí
Bảng 1: Định mức chi phí quản
lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt
Tổng kinh phí bảo dưỡng công
trình đường sắt (chưa có thuế giá trị gia tăng) (tỷ đồng)
|
200
|
500
|
1.000
|
2.000
|
5000
|
Tỷ lệ chi phí (%)
|
1,272
|
1,003
|
0,731
|
0,636
|
0,550
|