Loading


Thông tư 58-TC/TCT năm 1990 thực hiện việc kê khai đăng ký về thuế do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 58-TC/TCT
Ngày ban hành 01/12/1990
Ngày có hiệu lực 15/12/1990
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58-TC/TCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58-TC/TCT NGÀY 1-12-1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ VỀ THUẾ

Thi hành Điều 10 của Luật thuế doanh thu, Điều 10 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, tại Thông tư số 45-TC/TCT và Thông tư số 46-TC/TCT ban hành ngày 4 tháng 10 năm 1990, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể việc kê khai đăng ký về thuế. Nhưng cho đến nay còn nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ theo đúng các Luật thuế đã quy định.

Nhằm đẩy mạnh chống thất thu về số hộ, số cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện thi hành đúng các Luật thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế ngay từ đầu năm 1991, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương tổ chức một đợt công tác tập trung đẩy mạnh kê khai đăng ký về thuế theo đúng Điều 10 của Luật thuế doanh thu, Điều 10 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và theo Quyết định số 268-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Việc kê khai đăng ký về thuế nhằm mục đích:

1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề, thuộc các thành phần kinh tế phải thực hiện thủ tục đăng ký về thuế thủ tục quan trọng đầu tiên trong việc chấp hành Luật thuế của Nhà nước. Cơ quan thuế, cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế đã ra kinh doanh từ lâu hay mới ra kinh doanh đều phải kê khai đang ký về thuế theo Luật định.

2. Kê khai đăng ký về thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế, cán bộ thuế nắm được tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc các ngành nghề, các thành phần kinh tế hiện có trên địa bàn; nắm được những yếu tố cơ bản của từng cơ sở kinh doanh, như: địa điểm kinh doanh, mặt hàng, vốn, tài sản, lao động, phương thức và tổ chức kinh doanh... để có căn cứ lập sổ bộ thuế kiểm tra, quản lý thu thuế đúng chính sách, sát thực tế.

3. Kê khai đăng ký về thuế lần này phải phấn đấu chống thất thu về hộ tới mức cao nhất bằng cách đưa hết các hộ kinh doanh núp bóng ra đăng ký nộp thuế, các hộ kinh doanh do phường xã, các hộ trốn lậu, các hộ kinh doanh lớn nhỏ v.v... phấn đấu tăng thêm 10 - 30% số hộ nộp thuế.

II- NỘI DUNG CÔNG TÁC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ VỀ THUẾ

Nội dung kê khai đăng ký về thuế đã hướng dẫn cụ thể tại điểm C - I Thông tư số 45-TC/TCT và điểm A - 1 Thông tư số 46-TC/TCT ngày 4 tháng 10 năm 1990 của Bộ Tài chính. Tổng cục thuế đã phối hợp với nhà in tài chính in các "tờ khai đăng ký về thuế" và đã gửi cho các địa phương. Bộ Tài chính hướng dẫn rõ thêm hai điểm sau đây:

1. Lập "Sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh"

"Sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh" được lập riêng theo từng thành phần kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, tổ sản xuất, tổ chức làm kinh tế của cơ quan hành chính, đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể, kinh tế gia đình.

Những nơi có nhiều cơ sở kinh doanh thì lập riêng cho mỗi thành phần kinh tế một "Sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh". Thí dụ "Sổ danh bạ các cơ sở kinh tế quốc doanh"; "Sổ danh bạ các cơ sở kinh tế hợp tác xã"; "Sổ danh bạ các cơ sở hộ cá thể" v.v... những nơi có ít cơ sở kinh doanh thì có thể lập chung một "Sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh", trong đó chia ra từng mục cho từng thành phần kinh tế: quốc doanh, hợp tác xã, tổ sản xuất, tổ chức làm kinh tế của cơ quan hành chính, đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể, kinh tế gia đình.

Sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh là nhằm ghi sổ việc kê khai đăng ký về thuế, không phải là sổ bộ thuế.

Cách ghi sổ danh bạ như sau:

Trong sổ có các cột, trong đó cột đầu tiên là "Số đăng ký thuế" để ghi các mã số của từng cơ sở kinh doanh (xem hướng dẫn về mã số ở phần dưới), tiếp theo là các cột ghi theo thứ tự các nội dung ghi ở tờ khai đăng ký về thuế.

Mỗi cơ sở kinh doanh được ghi thành một dòng; dưới mỗi cơ sở kinh doanh để cách ra 3 - 5 dòng để sau này ghi bổ sung những điểm cần thiết cho từng cơ sở kinh doanh.

Hết mỗi mục từng ngành kinh tế cần để một số trang để ghi tiếp những cơ sở kinh doanh mới ra hoạt động thuộc từng thành phần kinh tế và từng ngành kinh doanh.

2. Ghi mã số từng cơ sở kinh doanh:

Việc ghi mã số (ký hiệu bằng số riêng cho từng cơ sở kinh doanh) là nhằm phục vụ cho việc sử dụng máy vi tính vào trong công tác quản lý thu thuế trong tương lai. Bộ Tài chính tạm thời hướng dẫn việc ghi mã số như sau:

a) Dùng các chữ cái (viết chữ in) để ghi ký hiệu cho từng thành phần kinh tế:

A- Là kinh tế quốc doanh

B- Là hợp tác xã

C- Là tổ sản xuất, tổ hợp tác

D- Là tổ chức làm kinh tế của cơ quan hành chính, đoàn thể chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang.

E- là kinh tế tư nhân

G- Là hộ cá thể

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ