Loading


Thông tư 80/2019/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Điều 7, Điều 8 Nghị định 105/2015/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cảnh sát môi trường do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Số hiệu 80/2019/TT-BCA
Ngày ban hành 27/12/2019
Ngày có hiệu lực 15/02/2020
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Tô Lâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/2019/TT-BCA

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU 7, ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2015/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định cụ thể việc thực hiện Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 105/2015/NĐ-CP), gồm: Trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường (sau đây viết gọn là môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm); trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị, cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Tuân thủ quy định của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Nghị định số 105/2015/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác; tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

3. Chỉ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có căn cứ và có quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 10 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP.

Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ tiến hành kiểm tra

1. Thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Chủ động phát hiện, kịp thời đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền, cơ quan chức năng các biện pháp về quản lý nhà nước, khắc phục những sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hoặc để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật.

2. Người quyết định kiểm tra phải xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện quyết định kiểm tra khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên.

3. Người thực hiện quyết định kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra; chấp hành đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo trong Công an nhân dân, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra; chủ động đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo đề xuất đối với những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và chấp hành đúng quyết định, chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền; không tự ý mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra hoặc lợi dụng việc kiểm tra để sách nhiễu, vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; giải thích để đối tượng kiểm tra, người sở hữu, người quản lý đối tượng kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu; thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

4. Trong quá trình thực hiện quyết định kiểm tra mà vị trí, nhiệm vụ công tác của người ban hành quyết định kiểm tra (thuộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP) có thay đổi dẫn đến không còn có thẩm quyền theo quy định thì người thay thế vị trí, nhiệm vụ công tác của người đó (căn cứ theo quyết định bổ nhiệm, điều động hoặc văn bản phân công công tác của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao công tác trong trường hợp phải bàn giao công tác theo quy định) là người có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện quyết định kiểm tra; nếu người ban hành quyết định kiểm tra thuộc quy định tại Điều 10 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP thì cấp trưởng của người đó có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện quyết định kiểm tra.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng quy định về kiểm tra tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng quy định về kiểm tra tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 105/2015/NĐ-CP và Thông tư này; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ