Loading


Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT Quy định việc phối hợp công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT
Ngày ban hành 16/06/2015
Ngày có hiệu lực 30/07/2015
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát,Trần Đại Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ CÔNG AN - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2015

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC PHỐI HỢP CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là hai Bộ) trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Công an và Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phối hợp công tác giữa hai Bộ phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Nội dung các chương trình, kế hoạch, thông tin trao đổi, phối hợp phải được thống nhất từ Trung ương đến địa phương; khi quyết định giải quyết, xử lý những vấn đề liên quan cần có sự trao đổi, thống nhất trước theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ (ANCTNB) là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động thâm nhập nội gián, phá hoại nội bộ, tác động chuyển hóa nội bộ từ bên trong của các thế lực thù địch và bọn tội phạm; phòng chống suy thoái, tự diễn biến trong nội bộ, góp phần bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước; bảo vệ đội ngũ cán bộ; bảo vệ sự vững mạnh của hệ thống chính trị và chế độ xã hội chủ nghĩa.

2. Bảo vệ an ninh kinh tế (ANKT) là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động tình báo, phá hoại kinh tế, thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch; phòng, chống tội phạm kinh tế; tổ chức công tác tình báo kinh tế; khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm bảo vệ an ninh, độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia, phục vụ hội nhập và phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là công trình tập trung bí mật nhà nước hoặc là nơi lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng hoặc là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái hoặc là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia. Công trình đòi hỏi phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng.

4. Cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật là cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách, pháp luật; lưu giữ bí mật quốc gia; quản lý tài sản, ngân sách; có nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, chuyên gia đầu ngành; những bộ phận thường xuyên tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, đấu thầu, giám sát, nghiệm thu các dự án, công trình liên quan nước ngoài...

5. Tự diễn biến là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong nội tâm người cán bộ, đảng viên trước những tác động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế. Trong đó, yếu tố tiêu cực và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa phai nhạt dần. Đây là quá trình biến đổi từ bên trong chủ thể, đến một thời điểm nhất định, sự biến đổi này sẽ chuyển sang hành động của chủ thể.

6. Tự chuyển hóa là sự nối tiếp của quá trình tự diễn biến. Khi sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến hành động chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nội dung phối hợp

1. Tổ chức quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ