Loading


Thông tư liên tịch 11-TT/LB năm 1993 hướng dẫn quyết định 264-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển rừng do Bộ Lâm nghiệp-Bộ Tài chính-Ngân hàng Nhà nước-Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành

Số hiệu 11-TT/LB
Ngày ban hành 10/06/1993
Ngày có hiệu lực 01/01/1993
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lâm nghiệp,Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước,Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
Người ký Chu Văn Nguyễn,Phạm Văn Trọng,Trần Khải,Trần Sơn Thuỷ
Lĩnh vực Đầu tư,Tiền tệ - Ngân hàng,Tài nguyên - Môi trường

BỘ LÂM NGHIỆP-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

Số: 11-TT/LB

Hà Nội , ngày 10 tháng 06 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC -BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 11-TT/LB NGÀY 10-6-1993 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 264-CT NGÀY 22-7-1992 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG.

Thi hành Quyết định số 264-CT ngày 22-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển rừng. Liên Bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bộ Tài chính - Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thi hành như sau:

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng, rừng giống quốc gia, rừng gỗ lớn, gỗ quý có chu kỳ sản xuất trên 20 năm và đầu tư hỗ trợ cho các gia đình sinh sống ở vùng cao, vùng đất trống, đồi núi trọc, đồng bào vùng định canh định cư trồng rừng và xây dựng rừng.

2. Nhà nước đầu tư tín dụng ưu đãi cho phát triển rừng để tạo nên những vùng rừng nguyên liệu cho công nghiệp tập trung như nguyên liệu giấy, bột giấy, gỗ chống lò, dăm, ván dăm, ván nhân tạo, nhựa thông...

3. Đầu tư phát triển rừng theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền giao rừng và đất rừng để quản lý, bảo vệ, kinh doanh phát triển rừng.

Đầu tư phát triển rừng được Nhà nước quyết định phê duyệt hàng năm cho ngành Lâm nghiệp (bao gồm phần Trung ương quản lý và địa phương quản lý).

Phần 2:

NỘI DUNG MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG

A. CHỦ ĐẦU TƯ LÀ NHỮNG TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH LÂM NGHIỆP.

1. Đơn vị quốc doanh là các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các Lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất lâm nghiệp, các nông trường quốc doanh, đơn vị quân đội, công an, giáo dục, đào tạo,v.v...

2. Ngoài quốc doanh, hợp tác xã lâm nghiệp, nông nghiệp, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân ... tham gia sản xuất lâm nghiệp.

3. Chủ đầu tư phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án) theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Phải hình thành một cơ cấu rừng phù hợp với chức năng của từng loại rừng, riêng rừng sản xuất phải kết hợp chặt chẽ giữa lâm nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thị trường nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hoá, ổn định dân cư và thu hút thêm lao động mới.

- Quy mô luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án) được xác định trên cơ sở quy mô thích hợp (theo Thông tư liên Bộ số 155-TTLB ngày 29-10-1986 của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước và Bộ Lâm nghiệp).

- Công trình, hạng mục công trình trong luận chứng kinh tế kỹ thuật (báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án) phải có thiết kế, dự toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

B. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG.

I- ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

1. Đầu tư rừng phòng hộ:

a) Mục tiêu là tạo ra được rừng phòng hộ ở các vùng xung yếu (theo đúng quy chế, quy phạm về rừng phòng hộ do Bộ Lâm nghiệp ban hành). Rừng phòng hộ xung yếu được xây dựng và bảo vệ lâu dài.

b) Đầu tư cho rừng phòng hộ xung yếu theo 2 giai đoạn chính là tạo rừng mới từ giai đoạn trồng đến khi rừng khép tán và quản lý, chăm sóc, bảo vệ lâu dài.

- Đầu tư tạo rừng mới:

+ Những nơi thảm thực vật có thể tái sinh tự nhiên để thành rừng. Đầu tư để khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh đến khi rừng khép tán.

+ Đầu tư trồng rừng mới từ khâu gieo ươm cây con, xử lý thực bì, làm đất, trồng mới, chăm sóc quản lý đến khi rừng khép tán.

- Đầu tư quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ sau khi khép tán (bao gồm rừng tự nhiên được quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng phòng hộ trồng mới, rừng được khoanh nuôi tái sinh đã định hình). Thời gian đầu tư giai đoạn này liên tục, bảo đảm duy trì chức năng phòng hộ của rừng không bị phá hoặc xuống cấp.

c) Danh mục các khu rừng phòng hộ xung yếu do Bộ Lâm nghiệp xây dựng trình Chính phủ phê duyệt.

d) Đầu tư hỗ trợ cây giống cho các hộ gia đình sống trong địa bàn vùng rừng phòng hộ xung yếu xây dựng vườn rừng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ