Loading


Thông tư liên tịch 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử do Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ
Ngày ban hành 25/12/1998
Ngày có hiệu lực 01/01/1999
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp,Bộ Tài chính,Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Ngọc Túc,Nguyễn Xuân Chuẩn,Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 176/1998/TTLT/BTC-BCN-TCHQ

Hà Nội , ngày 25 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP -TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THEO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HOÁ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, PHỤ TÙNG THUỘC NGÀNH CƠ KHÍ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại các Công văn số 4830/KTTH ngày 24/9/1997, số 1440/CP-KTTH ngày 07/11/1998 của Chính phủ và số 2687/VPCP-KTTH ngày 15/7/1998 của Văn phòng Chính phủ về chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm;
Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp - Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn thực hiện như sau:

1- Đối tưưọng áp dụng:

Thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí - điện - điện tử (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).

- Sản xuất, lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh nêu trên (có thuế suất thuế nhập khẩu từ 30% trở lên).

2- Các khái niệm:

2.1- Nội địa hoá: là quá trình sản xuất, lắp ráp trong nước để thay thế nhập khẩu.

2.2- Chi tiết: là phần tử chưa qua nguyên công lắp ráp (hoặc là phần tử không thể tháo hoặc chia nhỏ hơn nữa).

2.3- Cụm chi tiết: là tập hợp nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau.

2.4- Bộ phận: là tập hợp nhiều chi tiết, cụm chi tiết được lắp ghép với nhau nhằm thực hiện một chức năng nào đó của sản phẩm hoàn chỉnh.

2.5- Phụ tùng: là cách gọi chung cho các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nêu trên.

2.6- Bán thành phẩm: là chi tiết chưa hoàn thành các công đoạn sản xuất theo thiết kế.

2.7- Sản phẩm: là cách gọi chung đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, phương tiện vận tải....

3- Các điều kiện để dược áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá:

Để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, các doanh nghiệp phải có các điều kiện sau:

3.1- Có dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp (đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật, phù hợp với giấy phép đầu tư, sản xuất kinh doanh) được Bộ Công nghiệp kiểm tra và xác nhận.

3.2- Sản phẩm, phụ tùng sản xuất ra phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm do cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.

3.3- Có đăng ký kế hoạch nội địa hoá sản xuất sản phẩm

4- Tỷ lệ nội địa hoá:

Tỷ lệ nội địa hoá được xác định theo công thức sau:

Z - I I

N = x 100% = ( 1 - ) x 100%

Z Z

* Trong đó:

- N (%) : tỷ lệ nội địa hoá của một sản phẩm hoặc phụ tùng.

- Z : Giá trị nhập khẩu (CIF) của sản phẩm hoặc phụ tùng nguyên chiếc mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (đơn vị tính: USD)

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ