Loading


Thông tư liên tịch 18/1999/TTLT-BTCCP-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn Quyết định 93/1999/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt bão do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 18/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC-BNNPTN
Ngày ban hành 28/06/1999
Ngày có hiệu lực 20/04/1999
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân,Nguyễn Trọng Điều,Phạm Hồng Giang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC-BNNPTN

Hà Nội , ngày 28 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 18/1999/TTLT-BTCCP-BTC-BNN&PTNT NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 93/1999/QĐ-TTG NGÀY 5/4/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT VIÊN ĐÊ ĐIỀU THAM GIA TRỰC TIẾP XỬ LÝ SỰ CỐ KHI CÓ BÁO ĐỘNG LỤT, BÃO

Thi hành Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg ngày 5/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:

1- Đối tượng áp dụng:

Kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý các sự cố đê điều khi có báo động lụt, bão.

2- Mức bồi dưỡng:

- Mức: 7.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố đê điều khi có báo động lụt cấp 1, cấp 2 và xử lý đê biển trong vùng chịu ảnh hưởng của bão khi có tin báo bão khẩn cấp.

- Mức: 10.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố đê điều khi có báo động lụt trên cấp 2 và xử lý sự cố đê biển trong bão.

3- Thời gian làm việc để tính chế độ bồi dưỡng: là thời gian bắt đầu xử lý sự cố đến khi kết thúc xử lý sự cố, trong thời gian này kiểm soát viên đê điều phải có mặt và tham gia xử lý sự cố, nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày được hưởng 1/2 xuất bồi dưỡng, trên 4 giờ/ngày thì được hưởng một xuất bồi dưỡng.

Việc xử lý sự cố đê điều trong những ngày không có báo động lụt, bão thì không được hưởng chế độ bồi dưỡng này.

Những cán bộ của các ngành, các cấp được huy động chỉ đạo việc xử lý sự cố đê không phải là kiểm soát viên đê điều thì không được hưởng chế độ bồi dưỡng này.

4- Nguồn kinh phí chi trả:

- Nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng này được bố trí trong ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp thuỷ lợi.

- Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán ngân sách chi cho sự nghiệp thuỷ lợi trong đó có dự toán cho cho việc bồi dưỡng xử lý các sự cố đê điều khi có báo động lụt, bão và quyết toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Chi cục phòng chống lụt, bão và quản lý đê điều các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ quản lý, giám sát và xác nhận xử lý sự cố để làm chứng từ thanh quyết toán.

- Năm 1999 kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng này lấy từ nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp thuỷ lợi đã bố trí.

5- Tổ chức thực hiện:

- Thông tư này được thực hiện từ ngày 20/4/1999.

- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo việc chi trả đúng đối tượngvà kiểm tra thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ảnh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Nguyễn Trọng Điều

(Đã ký)

Phạm Hồng Giang

(Đã ký)

 

3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ