Loading


Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BYT-BTM về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế và Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 18/2005/TTLT-BYT-BTM
Ngày ban hành 12/07/2005
Ngày có hiệu lực 28/07/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại,Bộ Y tế
Người ký Phan Thế Ruệ,Trần Chí Liêm
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2005/TTLT-BYT-BTM

Hà Nội , ngày 12 tháng 7 năm 2005

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 18/2005/TTLT/BYT-BTM NGÀY 12 THẤNG 7 NĂM 2005 VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 

Để thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, liên tịch Bộ Y tế và Bộ Thương mại quy định về quan hệ phối hợp giữa hai Bộ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

I. QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN

1. Về xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, cấp giấy chứng nhận

a. Bộ Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chung về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến; quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam; hướng dẫn ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn.

- Quy định nội dung, thủ tục kiểm tra, chỉ định cơ quan kiểm tra hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận để thực hiện các phép thử có liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

- Cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam.

b. Bộ Thương mại:

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống; điều kiện kinh doanh (mua, bán, vận chuyển) thực phẩm tươi sống và chế biến.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra chống sản xuất, buôn bán thực phẩm là hàng giả, quá hạn sử dụng, nhập lậu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

2. Về thanh tra, kiểm tra

a. Bộ Y tế:

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo công bố của cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định; việc thực hiện các quy định chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trong việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, con người) của cơ sở sản xuất, kinh doanh; kiểm tra, thanh tra làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trong bữa ăn, thức ăn, đồ uống của các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng nói trên trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Chủ trì thanh tra, kiểm tra các nội dung chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm (thành phần, cấu tạo, chất lượng, công dụng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng) ghi trên nhãn hàng hóa thực phẩm và trong quảng cáo hàng hóa thực phẩm theo quy định của pháp luật.

b. Bộ Thương mại:

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra đối với hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường trong việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa; về ghi nhãn hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhập lậu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng hóa thực phẩm vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống và điều kiện kinh doanh (mua, bán, vận chuyển) thực phẩm tươi sống và chế biến.

3. Về trao đổi thông tin, văn bản

Hai Bộ thường xuyên phối hợp cung cấp, trao đổi các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo trách nhiệm của mỗi ngành, bao gồm:

a. Chủ trương, chính sách, biện pháp, văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu chuyên môn kỹ thuật có liên quan đến công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Tình hình, dự báo thị trường về hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

c. Tình hình chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng.

d. Thông tin về hoạt động của mỗi ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng thời kỳ cụ thể.

4. Về tuyên truyền, tập huấn, đào tạo

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ