Loading


Thông tư liên tịch 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN
Ngày ban hành 04/10/2006
Ngày có hiệu lực 06/11/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Trần Quốc Thắng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số:93 /2006/TTLT/BTC-BKHCN

Hà Nội, ngày 04  tháng 10  năm 2006

 

THÔNG TƯ  LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KHOÁN KINH PHÍ CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước”;
Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập”;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 về việc phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

I . NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm: chủ trì (đối với tổ chức), chủ nhiệm (đối với cá nhân) thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đề tài, dự án) thông qua phương thức tuyển chọn hoặc xét chọn để giao trực tiếp.

2. Phạm vi áp dụng: Các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm đề tài, dự án cấp nhà nước; đề tài, dự án cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty 91, các Ban của Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan trung ương các Hội đoàn thể; đề tài, dự án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - gọi chung là đề tài, dự án cấp bộ, tỉnh, thành phố) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và dự toán kinh phí.

3. Khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án là giao quyền tự chủ cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm trong việc sử dụng dự toán kinh phí của đề tài, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gắn với trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án, nhằm đạt được mục tiêu, kết quả cao nhất.

4. Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các tổ chức chủ trì đề tài, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Việc quyết toán kinh phí của đề tài, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành; đối với các đề tài, dự án thực hiện trong nhiều năm, thì tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án quyết toán hàng năm theo niên độ ngân sách đối với số kinh phí thực nhận và thực chi. Khi kết thúc đề tài, dự án thì tổng hợp lũy kế quyết toán từ năm đầu thực hiện đến năm báo cáo.

6. Giải thích từ ngữ

a. Kinh phí tiết kiệm được quy định tại Thông tư này là kinh phí chênh lệch giữa tổng dự toán kinh phí của đề tài, dự án được duyệt so với tổng quyết toán kinh phí chi tiêu thực tế của đề tài, dự án sau khi đề tài, dự án đã hoàn thành khối lượng công việc được giao, được đánh giá nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài, dự án từ mức “Đạt” trở lên.

b. Đề tài, dự án không hoàn thành là đề tài, dự án thuộc một trong các loại sau đây:

- Bị đình chỉ trong quá trình thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án do sai phạm hoặc không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ;

- Có kết quả được đánh giá nghiệm thu ở mức “Không đạt” tại Hội đồng nghiệm thu ở cấp quản lý đề tài, dự án và không được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt đề tài, dự án cho phép gia hạn thời gian thực hiện để hoàn chỉnh kết quả.

c. Việc xác định kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án đạt mức A, B, C và không đạt được căn cứ và vận dụng theo Quyết định số 13/QĐ-BKHCN ngày 25/5/2004 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Quy chế đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp nhà nước”.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Các nội dung chi giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án, bao gồm:

a. Chi tiền công, thù lao cho cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi thù lao chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá (trong và ngoài nước); chi tiền công lao động khác tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án; về mức chi thực hiện theo quy định tại Tiết a Khoản 4 Mục này.

b. Chi về vật t­ư, hóa chất nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết (đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm; chi mua tài liệu, tư liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, bảo hộ lao động,... phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án;

c. Các khoản chi: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu; chi công tác phí trong n­ước; chi đoàn vào; chi hội nghị, hội thảo khoa học của đề tài, dự án; chi văn phòng phẩm, in ấn, thông tin, liên lạc; chi dịch tài liệu từ tiếng n­ước ngoài; chi biên soạn và in ấn sách chuyên khảo để phổ biến trong khuôn khổ của đề tài, dự án; phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (nếu có); chi hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm của đề tài, dự án (đối với các đề tài, dự án có các hoạt động này và được bố trí trong dự toán do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt); 

d. Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án.

2. Các nội dung chi không giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án, bao gồm:

a. Chi về vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (không có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ yêu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án .

b.  Chi đoàn ra (nếu có).

c. Chi mua sắm mới tài sản cố định thiết yếu, chi sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án.

d. Chi thuê, khấu hao (nếu có) máy móc, thiết bị, nhà xưởng tham gia thực hiện đề tài, dự án.

3. Lập và phê duyệt dự toán kinh phí của đề tài, dự án:

a. Lập dự toán :

[...]
3