Loading

08:59 - 01/10/2024

Ai có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra và các văn bản liên quan?

Các hành vi vi phạm pháp luật nào có thể được báo cáo trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra? Ai là người có thẩm quyền xem xét và giải quyết các đề nghị của đối tượng thanh tra?

Nội dung chính

    Việc báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như thế nào?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 14 Nghị định 33/2015/NĐ-CP thì việc báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như sau:

    Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.

    Nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:

    - Việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;

    - Tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành;

    - Khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết;

    - Hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

    saved-content
    unsaved-content
    20