Loading

07:25 - 20/12/2024

Anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng với nhau không?

Trong quan hệ gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng thường được nghĩ đến giữa cha mẹ và con cái. Vậy, anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Nội dung chính

    Anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Để trả lời cho câu hỏi "anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng không?", ta căn cứ Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

    Nghĩa vụ cấp dưỡng
    1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

    Theo đó, anh chị em là những đối tượng được quy định phải có nghĩa vụ cấp dưỡng với nhau.

    Cụ thể hơn, theo Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:

    Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng không? (Hình từ Internet)

    Những trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

    Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
    Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
    2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
    3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
    4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
    5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
    6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    - Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    - Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    - Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    - Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    - Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    - Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

    Căn cứ Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

    Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
    1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
    2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
    a) Người thân thích;
    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
    d) Hội liên hiệp phụ nữ.
    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    Theo đó, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng gồm:

    - Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    - Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

    + Người thân thích;

    + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    + Hội liên hiệp phụ nữ.

    - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014  yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    saved-content
    unsaved-content
    59