Loading

08:20 - 26/09/2024

Con đủ 18 tuổi có cần phải thực nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Con đủ 18 tuổi có cần phải thực nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Nội dung chính


    Người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được tự ý thay đổi mức cấp dưỡng hằng tháng không?

    Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức tiền cấp dưỡng như sau:

    Mức cấp dưỡng

    1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Như vậy, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn không được tự ý thay đổi mức cấp dưỡng hằng tháng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng phải do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Con đủ 18 tuổi có cần phải thực nghĩa vụ cấp dưỡng không? (Hình từ Internet)

    Con đủ 18 tuổi có cần phải thực nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:

    Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

    Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

    Tại khoản 1 Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về người chưa thành niên như sau:

    Người chưa thành niên

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Như vậy, sau ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chưa đủ 18 tuổi.

    Tuy nhiên trường hợp con đủ 18 tuổi trở lên, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện cấp dưỡng khi con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Không cấp dưỡng cho con bị phạt hành chính bao nhiêu?

    Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

    Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

    b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

    Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

    Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

    ...

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, người có hành vi không cấp dưỡng cho con sẽ có mức phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Lưu ý: Mức phạt này áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ