Loading

09:09 - 09/11/2024

Bán online 'đồ xách tay' có phải đóng thuế?

Bbán quần áo, mỹ phẩm qua mạng tại nhà riêng, không mở cửa hàng thì có phải đóng thuế không? Nếu công an đến kiểm tra, không có hóa đơn nguồn hàng (vì nhập qua một cửa hàng khác ở Việt Nam) thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Nội dung chính

    Bán online 'đồ xách tay' có phải đóng thuế?

    Theo Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì bạn bán quần áo qua mạng tại nhà riêng không mở shop thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

    Về nghĩa vụ nộp thuế: Điều 21 Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định một trong các đối tượng đăng ký thuế là Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (khoản 1). Như vậy, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và kê khai nộp thuế, kể cả các cá nhân bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các mạng xã hội.

    Về nguyên tắc, đánh thuế đối với cá nhân khi kinh doanh online tại nhà không có một sắc thuế mới mà áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay, có hai cách thu thuế thu nhập cá nhân, một là thu thuế bằng phương pháp khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập cho các cá nhân thì đồng thời, khấu trừ thuế như một loại thu nhập vãng lai; hai là các cá nhân này phải tự kê khai thuế để nộp. Các mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng đã được quy định rõ tại Luật thuế thu nhập cá nhân.Cần lưu ý, những người có thu nhập bình quân dưới 9 triệu đồng/tháng sẽ được miễn. 

    Về thuế giá trị gia tăng, các cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm cũng không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Như vậy, hoạt động kinh doanh online của cá nhân trên mạng internet phải có quy mô lớn mới đến các ngưỡng phải nộp.

    Tóm lại, trong quá trình kinh doanh, bạn có thể phải nộp các loại thuế sau: Thuế môn bài (bắt buộc phải đóng, mức đóng phụ thuộc vào thu nhập của việc kinh doanh – tổi thiểu 50.000 đồng/năm), thuế giá trị gia tăng (nếu doanh thu của của cá nhân, hộ kinh doanh trên 100 triệu đồng), thuế thu nhập cá nhân (nếu thu nhập bình quân trên 9 triệu đồng tháng).

    Việc nhập hàng không có hóa đơn nguồn hàng

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp..., chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

    - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

    - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

    - Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

    - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

    - Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

    - Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

    Như vậy, nếu bạn nhập qua cửa hàng khác ở Việt Nam mà cá nhân hoặc hộ kinh doanh này có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc trường hợp mua hàng không cần lập hóa đơn. Trường hợp cửa hàng mà bạn nhập hàng có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì bắt buộc phải "xuất hóa đơn nguồn hàng" cho bạn. Bạn cũng cần lưu ý mặc dù nơi bạn nhập hàng có thuộc trường hợp xuất hóa đơn hay không thì khi nhập hàng bạn cũng phải có giấy tờ, chứng từ chứng minh cho nguồn gốc lô hàng (mua từ cửa hàng nào).

    saved-content
    unsaved-content
    215