Loading

18:30 - 19/11/2024

Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?

Sự kiện bất khả kháng là gì? Quy định về hợp đồng thuê tài sản như thế nào? Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?

Nội dung chính

    Bão làm tốc mái nhà có phải sự kiện bất khả kháng không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

    Theo quy định trên thì sự kiện bão làm tốc mái nhà sẽ được xem là sự kiện bất khả kháng.

    Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?

    Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không? (Hình từ Internet)

    Quy định về hợp đồng thuê tài sản như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

    Trong hợp đồng thuê tài sản có thể quy định các điều khoản sau: 

    - Giá thuê tài sản trong hợp đồng;

    - Thời hạn thuê tài sản trong hợp đồng;

    - Cho thuê lại tài sản trong hợp đồng;

    - Giao tài sản thuê trong hợp đồng;

    - Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê;

    - Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê;

    - Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê;

    - Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích;

    - Trả tiền thuê;

    - Trả lại tài sản thuê.

    Ngoài ra, bên cho thuê và bên thuê nhà có thể thỏa thuận với nhau trong hợp đồng về việc sửa chữa tài sản thuê trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, bão, lũ,...) gây thiệt hại đến tài sản thuê.

    Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?

    Để xác định bên chịu trách nhiệm trong trường hợp bão làm tốc mái nhà, cần xem xét trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về điều khoản sửa chữa tài sản thuê trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng gây thiệt hại đến tài sản thuê hay không?

    (1) Trường hợp hai bên có thỏa thuận 

    Trường hợp hai bên có thỏa thuận về điều khoản sửa chữa tài sản thuê trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng gây thiệt hại đến tài sản thuê thì thực hiện theo điều khoản đã thỏa thuận.

    (2) Trường hợp hai bên không thỏa thuận

    Căn cứ Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
    1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
    b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
    c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
    d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
    đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
    2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
    3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
    a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
    b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
    Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
    4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo đó, trường hợp hai bên không thỏa thuận về điều khoản sửa chữa tài sản thuê trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng gây thiệt hại đến tài sản thuê thì bên thuê nhà có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. 

    Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

    - Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

    - Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

    Trong đó, Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

    saved-content
    unsaved-content
    220