Loading

10:40 - 14/11/2024

Bảo vệ tổ dân phố có được sử dụng baton hay không?

Cho tôi hỏi. Hiện tôi đang làm việc tại ban bảo vệ dân phố. Việc tôi sử dụng baton hoặc giữ baton có vi phạm pháp luật không?

Nội dung chính

    Bảo vệ tổ dân phố có được sử dụng baton hay không?

    Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định như sau:

    - Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

    + Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

    + Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    + Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

    + Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

    Căn cứ Khoản 1 Điều 55 luật này quy định Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

    ….

    - Ban Bảo vệ dân phố;

    - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    - Cơ sở cai nghiện ma túy;

    - Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

    Như vậy, về bản chất baton là dùi cui kim loại. Theo quy định trên dùi cui kim loại được xếp là công cụ hỗ trợ. Cũng theo quy định trên bảo về tổ dân phố thuộc đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ. Do đó bạn được tàng trữ và sử dụng baton, nếu baton này bạn được người có thẩm quyền trang bị, và chỉ được sử dụng trong khi làm nhiệm vụ.

    saved-content
    unsaved-content
    161