Bị lừa đặt cọc mua nhà, làm thế nào đòi lại được tiền?
Nội dung chính
Bị lừa đặt cọc mua nhà, làm thế nào đòi lại được tiền?
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
...
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
Với trường hợp của bạn, “đã đặt cọc tiền mua đất là 100 triệu đồng và có giấy biên nhận bên nào phá vỡ hợp đồng sẽ phải bồi thường bằng số tiền đã đặt cọc”, thực tế người nhận tiền đặt cọc đã cố tình dùng thủ đoạn gian dối (người bán nói đã nộp tất cả hồ sơ để làm thủ tục cấp sổ tại Phòng tài nguyên và môi trường quận) để chiếm đoạt của bạn 100 triệu đồng. Hơn nữa, sau khi lấy được tiền của bạn thì đã cắt đứt liên lạc. Do vậy, hành vi của người nhận tiền đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009.
Bạn cần phải gửi đơn tố giác tới cơ quan công an cấp huyện nơi người phạm tội cư trú. Cùng với việc gửi đơn tố giác là bạn phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, chứng cứ liên quan đến vụ việc như Hợp đồng đặt cọc, những giấy tờ mà người phạm tội cung cấp cho bạn….
Do bạn không còn liên hệ với người bán được nữa, cũng không biết họ ở đâu thì sau khi đủ cơ sở, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nếu không biết địa chỉ của bị can thì theo quy định tại Điều 161 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã bị can:
Theo đó, khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu, cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.
Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.
Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.
Về án phí: theo quy định tại Điều 99 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, bên bị kết án sẽ phải chịu án phí sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu tòa án tuyên bên kia vô tội thì bạn phải chịu án phí.