Loading

16:03 - 27/11/2024

Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất được áp dụng đối với đối tượng nào?

Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất được áp dụng đối với đối tượng nào? Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Công trình khai thác nước dưới đất được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    Công trình khai thác nước dưới đất gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m
    ...

    Như vậy, công trình khai thác nước dưới đất bao gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất. Những công trình này thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc cá nhân, và các công trình khai thác này phải có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m.

    Những công trình này được xây dựng để khai thác, lấy nước từ các tầng chứa nước dưới đất nhằm phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hoặc các mục đích khác.

    Công trình khai thác nước dưới đất

    Công trình khai thác nước dưới đất được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

    Biện pháp cấm khai thác nước dưới đất được áp dụng đối với đối tượng nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:

    Nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
    ...
    2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất:
    a) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan;
    b) Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực cấm, hạn chế nước dưới đất và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định này. Không áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất khác với các biện pháp quy định tại Nghị định này;
    c) Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai và phòng cháy, chữa cháy;
    d) Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình phù hợp được phê duyệt, bảo đảm không gây gián đoạn việc cấp nước, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố;
    đ) Việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
    e) Việc cấm khai thác nước dưới đất áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất; việc hạn chế khai thác nước dưới đất chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc thuộc trường hợp phải đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định, không áp dụng đối với trường hợp phải kê khai khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình và các hoạt động quy định tại điểm c khoản này.
    ...

    Theo đó, việc cấm khai thác nước dưới đất áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thăm dò và khai thác nước dưới đất.

    Biện pháp trong vùng cấm khai thác nước dưới đất bao gồm những gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định biện pháp trong vùng cấm khai thác nước dưới đất như sau:

    (1) Đối với các khu vực đã xảy ra sụt, lún đất thì cấm toàn bộ hoạt động thăm dò nước dưới đất, xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, bao gồm cả trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình.

    (2) Đối với công trình khai thác nước dưới đất đang khai thác thì thực hiện các biện pháp sau đây:

    - Trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đã đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thu hồi giấy phép, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định;

    - Trường hợp công trình không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định;

    - Trường hợp khai thác nước cho sinh hoạt của hộ gia đình thì thực hiện việc trám lấp giếng sau khi được thay thế bằng nguồn nước khác.

    saved-content
    unsaved-content
    57