Loading

10:18 - 04/10/2024

Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer tiêu hủy mấy công đoạn?

Nội dung chính

    Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Ngày 07/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

    Theo đó, các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Cụ thể như sau: 

    1. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton và tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn:

    a) Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;

    b) Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;

    c) Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.

    2. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này và công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

    Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng! 

    saved-content
    unsaved-content
    24
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ