Cách lập dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào?
Nội dung chính
Cách lập dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống?
Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống là một dạng bài viết yêu cầu người viết trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình về một hiện tượng, vấn đề đang xảy ra trong đời sống xã hội.
Dưới đây là cách lập dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống mà các em có thể tham khảo:
Dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống 1. Mở bài Giới thiệu hiện tượng đời sống: Nêu vấn đề hoặc hiện tượng xã hội cần bàn luận một cách khái quát, hấp dẫn. Định hướng vấn đề: Đưa ra nhận định hoặc quan điểm tổng quát của bạn về hiện tượng đó. >> Ví dụ: Hiện nay, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối bạn bè mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, hiện tượng sống "ảo" trên mạng xã hội lại đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, cần được xem xét một cách nghiêm túc. 2. Thân bài a. Giải thích hiện tượng Định nghĩa hoặc bản chất hiện tượng: Hiện tượng là gì? Nó xuất hiện như thế nào? Đưa ra ví dụ cụ thể: Dẫn chứng minh họa từ thực tế để làm rõ vấn đề. >> Ví dụ: Sống "ảo" là khi con người có xu hướng phô bày một hình ảnh không thực của bản thân trên mạng xã hội để nhận được sự chú ý, đôi khi bất chấp sự thật. Ví dụ, có người sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để xây dựng hình ảnh hoàn hảo, không giống với bản thân ngoài đời. b. Phân tích nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan (từ phía cá nhân): + Những đặc điểm tâm lý, nhận thức của cá nhân liên quan đến hiện tượng. - Nguyên nhân khách quan (từ phía xã hội): + Yếu tố bên ngoài như môi trường sống, tác động của công nghệ, áp lực xã hội, thiếu định hướng giáo dục. >> Ví dụ: - Cá nhân thường cảm thấy không hài lòng với cuộc sống thực tế và tìm cách xây dựng một “cuộc sống ảo” đẹp đẽ hơn. - Sự lan tràn của các mạng xã hội như Facebook, Instagram tạo điều kiện cho hiện tượng sống "ảo" phát triển. c. Phân tích tác động của hiện tượng - Tác động tích cực (nếu có): + Nếu là hiện tượng tích cực, cần phân tích những giá trị, lợi ích mà nó mang lại. + Nếu là hiện tượng tiêu cực, có thể xem xét các bài học mà xã hội rút ra được. - Tác động tiêu cực (nếu có): + Đối với cá nhân: Phân tích những ảnh hưởng trực tiếp như tâm lý, sức khỏe, lối sống, giá trị bản thân. + Đối với cộng đồng, xã hội: Phân tích các hệ quả lâu dài như lệch lạc giá trị, mất niềm tin, cản trở sự phát triển xã hội. >> Ví dụ: hiện tượng sống ảo Nhiều bạn trẻ bị áp lực bởi hình ảnh hoàn hảo của người khác trên mạng, dẫn đến trầm cảm hoặc tự ti về bản thân. d. Giải pháp khắc phục - Từ phía cá nhân và từ phía xã hội. >> Ví dụ: - Cần khuyến khích giới trẻ xây dựng lối sống chân thực, đồng thời các nền tảng mạng xã hội cần có cơ chế kiểm soát nội dung chặt chẽ hơn. - Nhận thức rõ giá trị của bản thân, xây dựng lối sống chân thực. - Nhà nước, cộng đồng cần quản lý, giám sát các nền tảng trực tuyến. 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng đắn về hiện tượng. - Kêu gọi hành động: Đưa ra lời nhắn nhủ, kêu gọi giải quyết hiện tượng. >> Ví dụ: Sống “ảo” không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân mà còn gây ra những tác động xấu đối với xã hội. Hãy biết cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh để sống thật với chính mình và xây dựng một cộng đồng văn minh. |
Lưu ý: mẫu dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống chỉ mang tính tham khảo
Cách lập dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào? (Hình từ Internet)
Giáo dục phổ thông gồm những cấp học nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...
Như vậy, giáo dục phổ thông gồm ba cấp học là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.