Loading

08:38 - 09/11/2024

Cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?

Cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?

    Tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định cách thức thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính như sau:

    Đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

    1. Thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính nhằm đạt được một hoặc một số kết quả sau:

    a) Cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết;

    b) Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

    c) Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;

    d) Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

    2. Tiêu chí thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính:

    a) Khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu và số hóa hồ sơ, giấy tờ;

    b) Khả năng liên thông điện tử giữa các cơ quan trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính;

    c) Hiệu quả của việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

    d) Hiệu năng đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

    3. Cách thức thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính:

    a) Xác định các hệ thống, cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính và khả năng kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu;

    b) Đánh giá cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, quy trình, trình tự thực hiện thủ tục hành chính theo các tiêu chí tái cấu trúc;

    c) Xây dựng sơ đồ quy trình điện tử.

    4. Việc rà soát, chuẩn hóa mẫu đơn, tờ khai thiết lập biểu mẫu tương tác được thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư này.

    5. Tùy thuộc theo yêu cầu, việc tái cấu trúc quy trình được thực hiện theo từng thủ tục hành chính hoặc theo nhóm thủ tục hành chính liên thông. Trên cơ sở kết quả tái cấu trúc, cơ quan chủ trì rà soát, đánh giá tiến hành hoàn thiện quy trình điện tử sau khi tái cấu trúc quy trình để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì rà soát tổng hợp, đề xuất hoặc thực hiện theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng tối đa các kết quả tại khoản 1 Điều này khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

    Như vậy, cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

    - Xác định các hệ thống, cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính và khả năng kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu;

    - Đánh giá cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, quy trình, trình tự thực hiện thủ tục hành chính theo các tiêu chí tái cấu trúc;

    - Xây dựng sơ đồ quy trình điện tử.

    Cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Có mấy tiêu chí lựa chọn thủ tục hành chính được thực hiện rà soát, đánh giá để cung cấp dịch vụ công trực tuyến?

    Tại Điều 15 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định tiêu chí lựa chọn thủ tục hành chính được thực hiện rà soát, đánh giá để cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:

    (1) Sự phù hợp của quy định thủ tục hành chính cho phép thực hiện trên môi trường điện tử.

    (2) Số lượng đối tượng, tần suất thực hiện của từng thủ tục hành chính.

    (3) Khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính.

    (4) Tính hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

    Kiểm thử dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được thực hiện trong thời gian mấy ngày?

    Tại Điều 20 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định kiểm thử dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:

    Kiểm thử dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

    ...

    2. Thực hiện kiểm thử dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    Sau khi dịch vụ công trực tuyến được hiển thị công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi công khai, dịch vụ công trực tuyến phải được bộ, ngành, địa phương kiểm thử với vai trò của đối tượng thực hiện dịch vụ và gửi tổng hợp kết quả kiểm thử trên hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia tại trang quản trị có địa chỉ: quantri.dichvucong.gov.vn.

    Nội dung kiểm thử bao gồm:

    a) Kiểm tra cơ chế đăng nhập một lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia tới hệ thống cung cấp dịch vụ công;

    b) Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Trường hợp quá trình nộp phát hiện có bước không thực hiện được hoặc hồ sơ, giấy tờ ghi chưa chính xác theo nội dung công bố, công khai thủ tục hành chính thì đề nghị kiểm tra, điều chỉnh lại;

    c) Kiểm tra tích hợp thanh toán trực tuyến đối với dịch vụ công cho phép thanh toán trực tuyến, gồm: Tính thông suốt về mặt kỹ thuật đối với quy trình thanh toán; phương thức thanh toán đã tích hợp, sử dụng Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    Đối với dịch vụ công trực tuyến đăng ký mức độ toàn trình có yêu cầu nộp nghĩa vụ tài chính nhưng chưa cho phép thanh toán trực tuyến thì đề nghị rà soát, tích hợp thanh toán trực tuyến để bảo đảm đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng của dịch vụ công mức độ toàn trình;

    ...

    Như vậy, sau khi dịch vụ công trực tuyến được hiển thị công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi công khai, dịch vụ công trực tuyến phải được bộ, ngành, địa phương kiểm thử với vai trò của đối tượng thực hiện dịch vụ và gửi tổng hợp kết quả kiểm thử trên hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia tại trang quản trị có địa chỉ: quantri.dichvucong.gov.vn.

    Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-VPCP có hiệu lực từ 25/05/2023.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    132