Loading

17:15 - 17/12/2024

Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao?

Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao?

Nội dung chính

    Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao?

    Căn cứ Điều 35 Luật Cơ yếu 2011, chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc như sau:

    (1) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

    - Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;

    - Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

    - Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.

    (2) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:

    - Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;

    - Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;

    - Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.

    Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.

    (3) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

    - Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

    - Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

    - Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao?

    Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao? (Hình từ Internet)

    Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai?

    Căn cứ Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 thì người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:

    - Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);

    - Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

    - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 (còn gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).

    Người làm công tác cơ yếu không bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề khi cải cách tiền lương 2024 đúng không?

    Căn cứ tại điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định như sau:

    Nội dung cải cách
    3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
    ...
    d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
    ...
    - Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
    -Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
    - Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
    - Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
    ...

    Như vậy, theo nội dung nêu trên thì phụ cấp thâm niên nghề là một trong những khoản phụ cấp bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương.

    Tuy nhiên, đối với người làm công tác cơ yếu sẽ không bị bãi bỏ khoản phụ cấp thâm niên nghề.

    Lý do được nêu tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 là để bảo đảm tương quan tiền lương quân đội, công an, cơ yếu với cán bộ, công chức.

    saved-content
    unsaved-content
    132