Loading

10:16 - 28/09/2024

Có các hình thức kỷ luật nào đối với viên chức? Viên chức bị khiển trách thì được xếp loại như thế nào?

Có các hình thức kỷ luật nào đối với viên chức? Viên chức bị khiển trách thì được xếp loại chất lượng viên chức như thế nào? Mức độ hành vi vi phạm của viên chức được xác định như thế nào?

Nội dung chính

    Có các hình thức kỷ luật nào đối với viên chức?

    Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức:

    Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

    1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Buộc thôi việc.

    2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Cách chức.

    d) Buộc thôi việc.

    Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, các hình thức kỷ luật đối với viên chức, bao gồm:

    [1] Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Buộc thôi việc.

    [2] Áp dụng đối với viên chức quản lý

    - Khiển trách.

    - Cảnh cáo.

    - Cách chức.

    - Buộc thôi việc.

    Có các hình thức kỷ luật nào đối với viên chức? Viên chức bị khiển trách thì được xếp loại như thế nào? (Hình từ Internet)

    Viên chức bị khiển trách thì được xếp loại chất lượng viên chức như thế nào?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

    1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Buộc thôi việc.

    ...

    Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

    1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

    a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

    b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

    c) Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá;

    2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:

    a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

    b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

    ...

    Theo đó, viên chức bị khiển trách thì sẽ được xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

    Mức độ hành vi vi phạm của viên chức được xác định như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật:

    Các hành vi bị xử lý kỷ luật

    1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

    2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

    a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    Như vậy, mức độ hành vi vi phạm của viên chức được xác định như sau:

    - Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    709