Loading

09:59 - 23/09/2024

Cơ quan nào được bổ sung thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023?

Hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ gồm những mức độ nào? Từ ngày 20/9/2023, có cơ quan nào được bổ sung thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cán bộ có hành vi vi phạm?

Nội dung chính

    Hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ gồm những mức độ nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm của công chức được xác định 04 mức độ. Cụ thể như sau:

    Các hành vi bị xử lý kỷ luật

    ....

    2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

    a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    Như vậy, hành vi vi phạm kỷ luật của công chức gồm những mức độ như sau:

    - Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    - Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

    Từ ngày 20/9/2023, có cơ quan nào được bổ sung thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cán bộ có hành vi vi phạm? (Hình từ Internet)

    Từ ngày 20/9/2023, có cơ quan nào được bổ sung thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cán bộ có hành vi vi phạm?

    Căn cứ Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ:

    Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ

    Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:

    1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

    2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

    Tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

    ...

    8. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 20 như sau:

    ...

    3. Trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu thì cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật.

    ...

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm bao gồm:

    - Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Trừ các chức vụ do Quốc hội phê chuẩn

    - Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

    Ngoài ra, từ ngày 20/9/2023, bổ sung thêm 01 cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm là cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật trong trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu.

    Trình tự xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ:

    Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ

    1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.

    Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

    Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.

    2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

    Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật cán bộ được quy đinh như sau:

    Bước 1: Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật

    Bước 2: Cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

    Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.

    Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.

    Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.

    Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

    saved-content
    unsaved-content
    27