Loading

11:20 - 12/11/2024

Con trai 14 tuổi đánh nhau, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Con trai của tôi năm nay 14 tuổi, tên là Việt. Con tôi đi học, vì mâu thuẫn bạn bè nên đánh nhau với bạn khiến cho cháu Nam học cùng lớp bị hỏng một mắt. Con tôi trong lúc cãi vã tức giận đã dùng bút ném và chẳng may trúng vào mắt của bạn mình. Gia đình tôi đã rất tiếc cho cậu bé và đến nhà thăm hỏi, xin lỗi cũng như bồi thường tất cả tiền chữa bệnh, đi viện cho gia đình cháu. Thế nhưng gia đình của cháu Nam rất bức xúc và đang làm thủ tục kiện con trai tôi ra tòa và nói rằng con tôi phải đi tù vì việc làm của mình. Việc bức xúc này tôi rất hiểu vì ai cũng xót con. Về phần tôi, tôi là mẹ, một mặt tôi biết hành vi của con mình rất đáng trách, mặt khác tôi cũng rất thương con, cho tôi hỏi, con tôi đã gây ra lỗi lầm trên thì trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm khác mà con tôi phải chịu là gì?

Nội dung chính

    Con trai 14 tuổi đánh nhau, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Chúng tôi rất hiểu tấm lòng của chị dành cho con mình. Chị rất thương con nhưng cũng rất nghiêm túc trong việc bồi thường và bù đắp hậu quả do con mình gây ra cho người bị hại.

    Tuy nhiên, để chị hiểu hơn về trách nhiệm mà mỗi người phải chịu khi gây ra thiệt hại cho người khác và xã hội, chúng tôi xin phân tích như sau:

    Có hai trường hợp xảy ra:

    Trường hợp thứ nhất: Nếu gia đình bên bị hại khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (khởi kiện vụ án dân sự) thì chị Mai và chồng chị Mai sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị hại theo Bản án của Tòa án.

    Căn cứ khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân “2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”.

    Trường hợp thứ 2: Nếu gia đình bị hại tố cáo con chị ra công an thì điều trước tiên là phải giám định tỷ lệ thương tật của bị hại.

    Chị xác định theo ngày sinh trong các giấy tờ pháp lý nếu con chị chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu cháu Việt đã đủ 14 tuổi thì căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự: “2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

    Và nếu kết quả giám định thương tật của cháu Nam từ 61% trở lên hoặc từ 31% đến 60% thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì con chị Mai mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    “Điều 104: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Do vậy, cháu Việt (nếu đủ 14 tuổi) chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Về căn cứ phân loại tội phạm, khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự quy định như sau:

    “3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

    saved-content
    unsaved-content
    196