Loading

10:30 - 18/12/2024

Công đoàn cơ sở có được tổ chức huy động đóng góp từ thiện của người lao động đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?

Công đoàn cơ sở có được tổ chức huy động đóng góp từ thiện của người lao động đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?

Nội dung chính


    Công đoàn cơ sở có được tổ chức huy động đóng góp từ thiện của người lao động đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?

    Căn cứ theo Tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần III Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 quy định về kế toán và lập báo cáo thu, chi hoạt động xã hội như sau:

    CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
    .....
    2. Quy định cụ thể
    2.1. Chứng từ kế toán
    a) Lập chứng từ kế toán: Các khoản thu, chi tài chính phát sinh tại công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đúng với nghiệp vụ kinh tế, tài chính; chữ viết trên chứng từ kế toán phải rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa, không viết tắt, số tiền viết bằng chữ phải khớp với số tiền viết bằng số.
    ....
    2.4. Kế toán và lập báo cáo thu, chi hoạt động xã hội.
    Công đoàn cơ sở không được tự tổ chức huy động đóng góp của đoàn viên, người lao động cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
    Đối với các nội dung huy động đóng góp do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội từ thiện được phép theo quy định của pháp luật kêu gọi đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện như: ủng hộ vùng bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn, các quỹ xã hội của công đoàn, hỗ trợ cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan, doanh nghiệp bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh hiểm nghèo, bệnh tật kéo dài, gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy định của pháp luật và của công đoàn cấp trên, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tham gia của đoàn viên và người lao động, số tiền thu được và số chi ra (nếu CĐCS được ủy quyền chi) kế toán công đoàn phản ánh đầy đủ vào sổ theo dõi các khoản phải trả, chi tiết theo từng loại quỹ huy động. Cuối năm lập báo cáo thu, chi các loại quỹ huy động với Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở và công khai đến đối tượng huy động, công khai tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn hàng năm của đơn vị.

    Như vậy, công đoàn cơ sở vẫn được tổ chức huy động đóng góp từ thiện với người lao động.

    Tuy nhiên nội dung huy động đóng phải thuộc các hoạt động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội từ thiện được phép kêu gọi đóng góp.

    Ngoài ra, công đoàn cơ sở phải đảm bảo các điều kiện như sau:

    - Thực hiện hoạt động huy động đóng góp từ thiện theo đúng hướng dẫn, quy định của pháp luật và của công đoàn cấp trên.

    - Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tham gia của đoàn viên và người lao động, số tiền thu được và số chi ra. Đồng thời, kế toán công đoàn phản ánh đầy đủ vào sổ theo dõi các khoản phải trả, chi tiết theo từng loại quỹ huy động.

    Công đoàn cơ sở có được tổ chức huy động đóng góp từ thiện của người lao động đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?

    Công đoàn cơ sở có được tổ chức huy động đóng góp từ thiện của người lao động đối với các hoạt động xã hội, từ thiện?

    Công đoàn cơ sở tổ chức theo hình thức nào?

    Căn cứ theo Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên và được tổ chức theo các hình thức như sau:

    - Công đoàn cơ sở,không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.

    - Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn.

    - Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận.

    - Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.

    Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:

    Bước 1: Lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

    - Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

    Bước 2: Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.

    Bước 3: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

    Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

    Bước 4: Đăng ký thành lập công đoàn cơ sở.

    Ban vận động đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 12 được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020

    Bước 5: Công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

    Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

    saved-content
    unsaved-content
    97
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ