Loading

10:17 - 18/12/2024

Khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp người lao động nhận được lợi ích gì? Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp người lao động nhận được lợi ích gì? Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Nội dung chính

    Khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp nguời lao động nhận được lợi ích gì?

    Căn cứ tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:

    Quyền của đoàn viên công đoàn
    1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
    2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
    3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
    4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
    5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
    6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
    7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

    Bên cạnh đó, tại Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thì công đoàn sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:

    - Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

    - Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

    - Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

    - Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

    - Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

    - Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

    - Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

    - Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

    - Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

    - Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, công đoàn cơ sở được coi là tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp, nơi người lao động đang làm việc.

    Khi tham gia vào công đoàn cơ sở người lao động sẽ có các quyền được quy định như trên, được công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Bên cạnh đó, người lao động còn nhận được nguồn hỗ trợ từ tài chính công đoàn trong các hoạt động như thăm hỏi, trợ cấp, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,...

    Khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp người lao động nhận được lợi ích gì? Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

    Khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp người lao động nhận được lợi ích gì? Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

    Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hay không?

    Căn cứ theo Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:

    1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
    2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    Như vậy, hiện nay không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở, việc thành lập này dựa trên cơ sở tự nguyện, có đoàn viên tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam.

    Khi tham gia công đoàn cơ sở thì người lao động phải có trách nhiệm gì?

    Căn cứ tại Điều 19 Luật Công đoàn 2012 quy định về trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như sau:

    Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
    1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
    2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
    3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

    Theo đó khi tham gia công đoàn cơ sở thì người lao động phải có trách nhiệm theo nội dung nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    121
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ