Loading

10:38 - 18/12/2024

Công ty yêu cầu thu tiền người lao động để giữ việc làm có được không? Nếu không thi bị xử phạt bao nhiêu?

Công ty yêu cầu thu tiền người lao động để giữ việc làm có được không? Nếu không thi bị xử phạt bao nhiêu?

Nội dung chính

    Công ty yêu cầu thu tiền người lao động để giữ việc làm có được không?

    Đầu tiên, tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động cụ thể như sau:

    Tuyển dụng lao động
    1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
    2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

    Theo đó, có thể thấy khi đi phỏng vấn thì người lao động không phải trả bất kỳ một chi phí nào cho nhà tuyển dụng.

    Đồng thời, tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động như sau:

    Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
    b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
    c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
    d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
    b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
    c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
    d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
    ...

    Như vậy, từ những quy định trên việc công ty yêu cầu đặt một khoản tiền để giữ việc làm là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

    Ngoài ra, còn buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm này.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Công ty yêu cầu thu tiền người lao động để giữ việc làm có được không? Nếu không thi bị xử phạt bao nhiêu?

    Công ty yêu cầu thu tiền người lao động để giữ việc làm có được không? Nếu không thi bị xử phạt bao nhiêu?

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được xử phạt hành vi công ty thu tiền người lao động để giữ việc làm không?

    Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

    Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
    ...

    Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền được xử phạt hành vi công ty thu tiền người lao động để giữ việc làm bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

    Lưu ý: thẩm quyền xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp xử phạt tổ chức thì số tiền trong thẩm quyền xử phạt sẽ gấp 2 lần cá nhân.

    Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ vào Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
    1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
    a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
    b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
    c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
    d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
    b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
    c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
    d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
    đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

    Như vậy, người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ theo nội dung quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    113