Loading

16:15 - 08/01/2025

Congo ở đâu? Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy?

Nước Congo ở đâu, nằm ở vị trí nào trên trái đất? Nội dung vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy?

Nội dung chính

    Congo ở đâu?

    Trên thực tế hiện nay có hai nước congo khác nhau là Cộng hòa Congo (Congo Brazzaville) và Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo Kinshasa). Để tìm hiểu Congo ở đâu có thể tham khảo bài viết dưới đây:

    Cộng hòa Congo (Congo Brazzaville): Đây là một quốc gia nằm ở Trung Phi, với thủ đô là Brazzaville. Cộng hòa Congo giáp với Gabon ở phía tây, Cameroon ở phía bắc, Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo Kinshasa) ở phía đông và phía nam.

    (Ví trí Cộng hòa Congo)

    Vị trí: Nằm ở Tây Trung Phi, với thủ đô là Brazzaville.

    Diện tích: Khoảng 342,000 km².

    Dân số: Khoảng 5 triệu người.

    Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp.

    Thủ đô: Brazzaville

    Cộng hòa Dân chủ Congo (Congo Kinshasa): Đây là quốc gia lớn hơn, có thủ đô là Kinshasa. Cộng hòa Dân chủ Congo giáp với nhiều quốc gia như Angola, Zambia, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, và Cộng hòa Congo.

    (Vị trí Cộng hòa Dân chủ Congo)

    Vị trí: Là quốc gia lớn nhất ở Trung Phi, với thủ đô là Kinshasa.

    Diện tích: Khoảng 2,345,000 km², là quốc gia lớn thứ ba ở châu Phi.

    Dân số: Khoảng 90 triệu người.

    Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp.

    Lịch sử: Cộng hòa Dân chủ Congo đã trải qua nhiều năm chiến tranh và xung đột, nhưng hiện tại đang trên đà hồi phục.

    Thủ đô: Kinshasa

    Lưu ý: Nội dung Congo ở đâu chỉ mang tính chất tham khảo!

    Congo ở đâu? Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)

    Congo ở đâu? Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)

    Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy?

    Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về nội dung chương trình lớp 7 như sau:

    - Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi

    - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

    - Đặc điểm tự nhiên


    - Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi; một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...).

    - Đặc điểm dân cư, xã hội

    - Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự,...).

    - Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

    - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

    - Khái quát về Cộng hoà Nam Phi

    - Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hoà Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.

    Như vậy, nội dung vị trí địa lí, phạm vi châu Phi là nội dung học sinh được học ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 7.

    Logic phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS?

    Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT logic phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS như sau:

    - Nội dung giáo dục lịch sử của cả ba cấp học khác với chương trình hiện hành ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Ở cấp trung học cơ sở, học sinh sẽ được học lịch sử từ nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Do đó, những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại.

    - Sự khác biệt về mức độ trong chương trình trung học cơ sở không phải chỉ ở khối lượng nội dung, ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu là mức độ nhận thức rất cơ bản về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các biến chuyển lịch sử, của sự đa dạng các mô hình xã hội, về lí luận nhận thức xã hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kĩ năng học tập, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

    - Ở cấp trung học cơ sở, căn cứ vào tâm lí lứa tuổi của học sinh và đặc điểm môn học, phân môn Địa lí được phát triển theo logic: từ địa lí tự nhiên đại cương ở lớp 6 đến địa lí các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lí tự nhiên Việt Nam (lớp 8) và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 9).

    - Logic này đảm bảo khi hoàn thành chương trình môn học ở trung học cơ sở, học sinh sẽ có kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí học, đặc biệt là về địa lí Việt Nam để học tiếp trung học phổ thông hay tham gia lao động.

    - Trong dạy học địa lí, quá trình hình thành khái niệm cơ bản thường là đi từ biểu tượng địa lí đến khái niệm địa lí. Việc hình thành biểu tượng địa lí càng có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh học sinh lớp 6, lớp 7; bảo đảm cho học sinh dễ ghi nhớ các biểu tượng và các khái niệm, kết nối được khái niệm với cuộc sống thực tế. Hình thành khái niệm cơ bản là một quá trình, trong một số trường hợp phải thông qua nhiều bài, nhiều chương.

    - Có những khái niệm được hình thành từng bước trong cả một cấp học, một chương trình môn học. Đây là điều mà giáo viên cần lưu ý khi dạy học, để tránh quá tải ở lớp dưới, và tạo sự liên kết dọc giữa các lớp. Nhiều khái niệm địa lí tự nhiên đại cương chỉ được hình thành bước đầu ở lớp 6, sau đó được phát triển thêm ở lớp 7, lớp 8.

    Ví dụ, khái niệm về hoàn lưu khí quyển ở lớp 6 chỉ được trình bày qua sơ đồ về các vành đai khí áp và gió. Khái niệm về hoàn lưu khí quyển được sử dụng và phát triển khi học sinh học Địa lí 7, chẳng hạn như hoàn lưu gió mùa được nói đến ở khu vực châu Á gió mùa.

    - Còn các khái niệm liên quan đến front hay hội tụ nhiệt đới có thể được sử dụng khi học sinh học ở lớp 8, lớp 9 về địa lí Việt Nam. Một số khái niệm về địa lí kinh tế - xã hội có thể được đề cập ở chừng mực đơn giản ở lớp 7, được sử dụng ở cấp độ cao hơn khi học về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam ở lớp 9. Những khái niệm có tính liên môn càng đòi hỏi thời gian dài hơn để hình thành và phát triển.

    saved-content
    unsaved-content
    3
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ