Loading

16:39 - 24/09/2024

Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội không?

Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội? Kỳ họp Quốc hội hằng năm được tổ chức vào thời gian nào?

Nội dung chính


    Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

    Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

    ...

    3. Thời gian phát biểu, giải trình tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:

    a) Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 03 phút;

    b) Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 03 phút;

    c) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội mỗi lần không quá 10 phút.

    ...

    Theo đó, Đại biểu Quốc hội có tối đa 03 phút tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

    Đại biểu Quốc hội có bao nhiêu phút tranh luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội? (Hình từ Internet)

    Kỳ họp Quốc hội hằng năm được tổ chức vào thời gian nào?

    Căn cứ Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định kỳ họp Quốc hội:

    Kỳ họp Quốc hội

    1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

    Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.

    2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

    Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.

    3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

    Tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

    Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội

    1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

    Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.

    Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

    ...

    Theo quy định trên, kỳ họp Quốc hội thường lệ hằng năm được tổ chức 02 lần. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20/5. Kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20/10.

    Trường hợp ngày 20/5 và ngày 20/10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp.

    Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

    Ngoài ra, Quốc hội họp bất thường trong trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu.

    Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội gồm những gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội:

    Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội

    1. Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội bao gồm:

    a) Tài liệu chính thức gồm tài liệu thuộc hồ sơ của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật và các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội;

    b) Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, chuyên đề, báo cáo và các sản phẩm nghiên cứu, biên dịch được cung cấp cho đại biểu Quốc hội để có thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội,cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.

    Đại biểu Quốc hội có thể đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội cung cấp thông tin, tài liệu khác liên quan đến nội dung kỳ họp Quốc hội.

    ...

    Như vậy, tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội gồm những tài liệu sau:

    - Tài liệu chính thức gồm:

    + Tài liệu thuộc hồ sơ của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật.

    + Các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.

    - Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, chuyên đề, báo cáo và các sản phẩm nghiên cứu, biên dịch được cung cấp cho đại biểu Quốc hội để có thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng Thư ký Quốc hội quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    10
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ