Loading

08:58 - 12/11/2024

Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác tại Việt Nam rút tiền không?

Công ty em có một người lao động là người Nhật Bản nhưng bạn ấy đã nghỉ làm ở công ty và về nước. Tới thời điểm này, công ty em mới hoàn tất thủ tục hoàn thuế PIT cho bạn ấy và bạn ấy phải có nghĩa vụ trả lại tiền thuế này cho công ty. Vì bạn ấy đang ở Nhật Bản và không sang Việt Nam nữa nên bạn ấy muốn làm ủy quyền cho em thực hiện giao dịch ngân hang thay cho bạn ấy ở Việt Nam. Ngân hang cũng yêu cầu em phải có ủy quyền chủ tài khoản là bạn đó thì em mới có thể rút tiền từ tk của bạn ấy để trả lại công ty. Vậy anh/chị cho em hỏi thủ tục làm giấy ủy quyền này như thế nào? Bạn kia ở bên Nhật Bản và phải qua cơ quan nào để xin giấy ủy quyền này ạ.

Nội dung chính

    Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác tại Việt Nam rút tiền không?

    Giấy ủy quyền có thể coi là hình thức ủy quyền đơn phương, không cần có sự có mặt của người được ủy quyền.

    Việc lập giấy ủy quyền thường liên quan tới các công việc ủy quyền không có thù lao, chủ yếu dựa vào uy tín và không quá ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền được thừa nhận rộng rãi nhưng không có văn bản nào quy định cụ thể.

    Căn cứ Điều 2, Điều 4 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định:

    - “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

    - Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    => Như vậy, giấy ủy quyền để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam thì cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự.

    Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết:

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định:

    1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

    Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

    2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

    => Như vậy, người bạn Nhật Bản sẽ thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản.

    Thứ hai, về hồ sơ:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP:

    - 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

    - Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

    - 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

    - Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

    - 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

    - 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

    Thứ ba, về thời hạn giải quyết:

    Căn cứ Khoản 4 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP:

    Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    334