Loading

19:08 - 25/09/2024

Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại hay không?

Người làm đơn xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại hay không? Để trở thành Đảng viên cần có trình độ tối thiểu là bao nhiêu? Đảng viên có những quyền gì?
Chào anh chị, cho em hỏi trước đây em từng là Đảng viên. Tuy nhiên, vì một số lý do, em có làm đơn xin rời khỏi đảng. Anh chị cho em hỏi trong trường hợp đã làm đơn xin ra khỏi Đảng thì còn có cơ hội kết nạp lại hay không?

Nội dung chính


    1. Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại hay không?

    Tại Tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về điều kiện kết nạp người vào Đảng như sau:

    3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.

    3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

    a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

    b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.

    c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

    3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

    Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

    3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.

    3.5.4. Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng thì vẫn có thể được kết nạp lại nếu trước kia xin ra khỏi Đảng vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn.

    2. Để trở thành Đảng viên cần có trình độ tối thiểu là bao nhiêu?

    Tại Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng như sau:

    1.1. Về tuổi đời.

    1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

    1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

    1.2. Về trình độ học vấn.

    1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

    1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

    Theo đó, người vào Đảng để trở thành Đảng viên thì cần có trình độ tối thiểu trung học cơ sở.

    3. Đảng viên có những quyền gì?

    Tại Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về quyền của Đảng viên như sau:

    2.1. (Khoản 1): Quyền được thông tin của đảng viên.

    Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước, thế giới… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    2.2. (Khoản 2): Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

    Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

    2.3. (Khoản 3): Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

    Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

    2.4. Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

    Như vậy, Đảng viên có các quyền theo quy định trên.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1