Loading

21:44 - 30/12/2024

Danh sách văn phòng công chứng Quận 3? Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật mới?

Cập nhật danh sách văn phòng công chứng Quận 3? Quy trình công chứng tại văn phòng công chứng tham khảo. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật mới?

Nội dung chính

    Danh sách văn phòng công chứng Quận 3

    Sau đây là danh sách văn phòng công chứng Quận 3 TP Hồ Chí Minh:

    (1) Văn phòng công chứng Châu Á

    Địa chỉ: 44 Đường Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

    Thời gian làm việc: 08:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6) và 08:00 – 12:00 (Thứ 7)

    Điện thoại: 028 3930 0903

    (2) Văn phòng công chứng Văn Thị Mỹ Đức

    Địa chỉ: 47E Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

    Thời gian làm việc: 08:00 – 12:00 và 13:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6); 08:00 – 12:00 (Thứ 7)

    Điện thoại: 028 3526 2556

    (3) Văn phòng công chứng Phạm Xuân Thọ

    Địa chỉ: Số 240 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

    Thời gian làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:30 – 17:30 (Thứ 2 – Thứ 6); 07:30 – 11:30 (Thứ 7)

    Điện thoại: 028 3930 3808

    (4) Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng

    Địa chỉ: Số 04 Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

    Thời gian làm việc: 08:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

    Điện thoại: 1800 6365

    Danh sách văn phòng công chứng Quận 3 đang cập nhật...

    Danh sách văn phòng công chứng Quận 3? Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật mới?

    Danh sách văn phòng công chứng Quận 3? Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật mới? (Hình từ Internet)

    Quy trình công chứng tại văn phòng công chứng

    Để đảm bảo tính pháp lý cho các hợp đồng và giao dịch, việc tuân thủ đúng quy trình công chứng là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật. Quy trình công chứng tại các văn phòng công chứng thường được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

    Người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, bao gồm:

    - Giấy tờ cần công chứng.

    - Giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, v.v.).

    - Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

    Hồ sơ sau đó được nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của văn phòng công chứng.

    Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

    Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra và xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ. Trong trường hợp thiếu sót hoặc cần bổ sung, người nộp hồ sơ sẽ được hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện.

    Bước 3: Soạn thảo và thẩm định hợp đồng, văn bản

    Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ tiến hành:

    - Soạn thảo hợp đồng hoặc văn bản dựa trên thông tin được cung cấp.

    - Chuyển hợp đồng đến bộ phận thẩm định để kiểm tra lại nội dung.

    Các bên liên quan sẽ được xem xét lại bản thảo để xác nhận tính chính xác trước khi hoàn tất.

    Bước 4: Ký kết và đóng dấu

    Các bên liên quan ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng/văn bản theo hướng dẫn. Sau đó: Công chứng viên thực hiện ký duyệt; Văn bản được chuyển đến bộ phận đóng dấu và lưu trữ.

    Bước 5: Nhận kết quả công chứng

    Người yêu cầu công chứng hoặc đại diện của các bên tiến hành nộp lệ phí theo quy định. Sau đó, nhận lại hợp đồng hoặc văn bản đã được công chứng.

    (Quy trình trên chỉ mang tính chất tham khảo)

    Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật mới?

    Căn cứ Điều 36 Luật Công chứng 2024 quy định nghĩa vụ của văn phòng công chứng bao gồm:

    - Theo dõi, bảo đảm cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

    - Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước và bảo đảm việc công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình thực hiện đúng quy định về ngày, giờ làm việc của tổ chức.

    - Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình; báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt và niêm yết danh sách cộng tác viên dịch thuật của tổ chức mình.

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 39 Luật Công chứng 2024; bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2024.

    - Tiếp nhận, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

    - Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

    - Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về giao dịch đã công chứng; giấy tờ, tài liệu đã chứng thực.

    - Lập sổ yêu cầu công chứng, sổ công chứng, các loại sổ khác và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.

    - Cung cấp thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2024.

    - Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

    - Sử dụng con dấu tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

    - Tiếp nhận hồ sơ công chứng do Sở Tư pháp chỉ định theo quy định tại Điều 68 Luật Công chứng 2024.

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    47