Loading

08:37 - 14/11/2024

Đất tín ngưỡng khác với đất cơ sở tôn giáo thế nào?

Pháp luật quy định thế nào về đất tín ngưỡng và đất cơ sở tôn giáo, vì hai khái niệm này rất dễ nhầm lần?

Nội dung chính

    Đất tín ngưỡng khác với đất cơ sở tôn giáo thế nào?

    Căn cứ Điều 159, Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định:

    Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo

    1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

    Điều 160. Đất tín ngưỡng

    1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

    2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, có thể thấy sự khác biệt nhất về đối tượng giữa 02 loại đất này bởi đất cơ sở tôn giáo thì bao gồm: Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo còn đối với đất tín ngưỡng thì bao gồm: Đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

    saved-content
    unsaved-content
    269