Loading

08:31 - 25/12/2024

Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 được mang theo những gì? 11 chế độ trong ngày của quân nhân năm 2025 gồm các hoạt động nào?

Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 được mang theo những gì? Nhập ngũ 2025 vào ngày nào? Nghĩa vụ quân sự 2025 tuyển quân mấy đợt?

Nội dung chính

    Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 được mang theo những gì?

    Khi lần đầu bước vào môi trường quân sự, các tân binh cần chuẩn bị kỹ lưỡng những vật dụng thật sự cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Điều này giúp tránh mang theo những món đồ không cần thiết, gây lãng phí diện tích và trọng lượng balo.

    Theo quy định, mỗi tân binh được phép mang tối đa 13kg đồ dùng cá nhân khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, có những vật dụng bị nghiêm cấm mang theo như chất ma túy, vũ khí, các loại băng đĩa, hình ảnh đồi trụy,...

    Để đảm bảo hành trang phù hợp và tối ưu nhất, các tân binh nên chủ động chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết sau đây trước khi lên đường nhập ngũ:

    - Bút tẩy để đánh dấu quần áo, đồ dùng, tránh việc thất lạc hoặc lẫn với người khác

    - Bàn chải đánh răng (Không cần mang theo kem đánh răng)

    - Dầu gió, miếng dán hoặc kem xoa bóp Salonpas, Panadol... phòng khi luyện tập, huấn luyện bị mệt mỏi, đau nhức cần dùng đến; Viên sủi C để tăng sức đề kháng; thuốc cảm cúm, đau bụng tiêu chảy…

    - Kim chỉ để khâu quần áo

    - Đồ bấm móng tay

    - Dao cạo râu tiện dụng

    - Bàn chải giặt quần áo

    - Đài hoặc máy nghe nhạc MP3 để giải trí.

    Đồng thời, trước ngày lên đường nhập ngũ, các tân binh thường sẽ được cấp phát tư trang bao gồm:

    - Mũ cối

    - Quân phục

    - Quần áo thu đông

    - Ba lô

    - Tất

    - Giày vải

    - Dây thắt lưng

    - Khăn mặt

    Các vật dụng, quân tư trang còn lại sẽ được cấp phát đầy đủ khi chính thức có mặt tại đơn vị huấn luyện.

    Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 được mang theo những gì? 11 chế độ trong ngày của quân nhân năm 2025 gồm các hoạt động nào?

    Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 được mang theo những gì? 11 chế độ trong ngày của quân nhân năm 2025 gồm các hoạt động nào? (Hình từ Internet)

    11 chế độ trong ngày của quân nhân năm 2025 gồm các hoạt động nào?  

    11 chế độ trong ngày của quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được quy định chi tiết và rõ ràng, bao gồm 11 hoạt động bắt buộc phải tuân thủ, cụ thể:

    (1) Treo quốc kỳ

    (2) Thức dậy

    (3) Thể dục buổi sáng

    (4) Kiểm tra sáng

    (5) Học tập

    (6) Ăn uống

    (7) Lau vũ khí, khí tài trang bị

    (8) Thể thao, tăng gia sản xuất

    (9) Đọc báo, nghe tin

    (10) Điểm danh, điểm quân số

    (11) Ngủ nghỉ

    Thời gian bắt đầu chế độ đầu tiên thường là 5 giờ sáng, tuy nhiên có sự điều chỉnh tùy theo từng đơn vị. Ví dụ, các trường học hoặc học viện đào tạo thường báo thức sớm hơn 15-30 phút để đảm bảo giờ giảng dạy và lên lớp.

    Vào mùa đông, thời gian báo thức được lùi muộn hơn 30 phút để phù hợp với điều kiện thời tiết. Dù vậy, từ 18 giờ trở đi, các chế độ trong ngày vẫn được thực hiện giống nhau ở cả hai mùa.

    Vào các ngày nghỉ, các hoạt động từ báo thức đến nghỉ ngơi cũng được dời muộn hơn 30 phút, ngoại trừ thời gian ăn cơm vẫn giữ nguyên. Buổi tối, các chiến sĩ sẽ được xem phim và tham gia các hoạt động giải trí theo quy định.

    Ngoài ra, còn có 03 chế độ trong tuần chỉ thực hiện vào những ngày nhất định:

    (1) Chào cờ, duyệt đội ngũ (thứ 2)

    (2) Thông báo chính trị (thứ 2)

    (3) Tổng vệ sinh doanh trại (chiều thứ 7)

    Nhập ngũ 2025 vào ngày nào? Nghĩa vụ quân sự năm 2025 tuyển quân mấy đợt?

    Theo Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 việc gọi công dân nhập ngũ 2025 cụ thể: 

    - Năm 2025 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (sau đây gọi chung là tuyển quân) một đợt

    - Thời gian giao nhận quân từ ngày 13 đến hết ngày 15 tháng 02 năm 2025 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

    Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như thế nào? 

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2025 như sau: 

    (1) Tuổi đời:

    - Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

    - Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

    (2) Tiêu chuẩn chính trị:

    - Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

    - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

    (3) Tiêu chuẩn sức khỏe:

    - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    - Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

    - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

    (4) Tiêu chuẩn văn hóa:

    - Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

    - Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

    saved-content
    unsaved-content
    183