Loading

09:15 - 19/12/2024

Định nghĩa các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn thế nào?

Khái niệm các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn được định nghĩa thế nào?

Nội dung chính


    Định nghĩa các loại văn bản trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, định nghĩa khái niệm các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn như sau:

    - Văn bản biểu cảm: văn bản chủ yếu dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

    - Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.

    - Văn bản miêu tả: văn bản chủ yếu dùng để miêu tả.

    - Văn bản nghị luận: văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.

    - Văn bản nhật dụng: văn bản chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày.

    - Văn bản thông tin: văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

    - Văn bản thuyết minh: văn bản chủ yếu được dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng.

    - Văn bản tự sự: văn bản chủ yếu dùng để kể lại một sự việc.

    Định nghĩa khái niệm các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn thế nào?

    Định nghĩa các loại văn bản trong chương trình môn Ngữ văn thế nào? (Hình từ Internet)

    Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh cấp mấy?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

    Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
    1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
    2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
    3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
    4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
    5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

    Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

    I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
    Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
    Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
    ...

    Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho cả học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 năm học 2024-2025, trong đó tên gọi của môn học như sau:

    Cấp tiểu học: Môn Tiếng Việt

    Cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: môn Ngữ văn.

    Thời lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn ở các cấp học ra sao?

    Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn ở các cấp học như sau:

    (1) Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)

    Lớp 1

    Lớp 2

    Lớp 3

    Lớp 4

    Lớp 5

    Lớp 6

    Lớp 7

    Lớp 8

    Lớp 9

    Lớp 10

    Lớp 11

    Lớp 12

    420

    350

    245

    245

    245

    140

    140

    140

    140

    105

    105

    105

    Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

    (2) Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục

    Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:

    - Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).

    - Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).

    - Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

    Nhóm lớp

    Đọc

    Viết

    Nói và nghe

    Đánh giá định kì

    Từ lớp 1 đến lớp 3

    khoảng 60%

    khoảng 25%

    khoảng 10%

    khoảng 5%

    Từ lớp 4 đến lớp 5

    khoảng 63%

    khoảng 22%

    khoảng 10%

    khoảng 5%

    Từ lớp 6 đến lớp 9

    khoảng 63%

    khoảng 22%

    khoảng 10%

    khoảng 5%

    Từ lớp 10 đến lớp 12

    khoảng 60%

    khoảng 25%

    khoảng 10%

    khoảng 5%

    Ngoài ra, phân bổ số tiết cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớp như sau:

    Chuyên đề học tập

    Lớp 10

    Lớp 11

    Lớp 12

    Chuyên đề 10.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

    10



    Chuyên đề 10.2. Sân khấu hoá tác phẩm văn học

    15



    Chuyên đề 10.3. Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặt 1 tiểu thuyết

    10



    Chuyên đề 11.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại


    10


    Chuyên đề 11.2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại


    15


    Chuyên đề 11.3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học


    10


    Chuyên đề 12.1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại



    10

    Chuyên đề 12.2. Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học



    15

    Chuyên đề 12.3. Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: Cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn.



    10

    saved-content
    unsaved-content
    1698