Loading

10:36 - 03/10/2024

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm được quy định như thế nào?

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thì đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm được quy định cụ thể như sau:

    - Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

    + Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

    + Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

    + Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

    + Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

    + Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

    + Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

    + Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).

    Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);

    + Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;

    + Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

    + Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

    - Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP

    saved-content
    unsaved-content
    18