Loading

14:40 - 28/09/2024

Đồng phạm trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Đồng phạm trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Nội dung chính

    Đồng phạm trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

    Theo Điều 39 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về đồng phạm theo Điều 20 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

    "1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. 

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. 

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

    Căn cứ theo quy định pháp luật thì nếu bạn thực hiện những hành vi trên mà thực sự không biết về bất cứ hành vi lừa đảo nào của người bị bắt kia thì bạn sẽ không bị xét vào tội đồng phạm. Tuy nhiên, nếu bạn biết hành vi của bà kia với mục đích lừa đảo mà bạn vẫn giúp thì bạn sẽ bị xét vào tội đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

    saved-content
    unsaved-content
    579