Loading

14:43 - 12/11/2024

Dùng bằng tốt nghiệp của người khác để xin việc có phạm tội không?

Bà Lê Thị A mượn bằng tốt nghiệp cấp 2 của bà Lê Thị B sau đó đổi tên của mình thành Lê Thị B để đi học và làm công chức nhà nước. Hỏi: Hành vi của bà Lê Thị A có vi phạm pháp luật hình sự không? Nếu vi phạm thì vi phạm ở tội danh gì? Mức xử phạt của hành vi trên ra sao?

Nội dung chính

    Dùng bằng tốt nghiệp của người khác để xin việc có phạm tội không?

    Theo như bạn trình bày, bằng tốt nghiệp cấp 2 của bà Lê thị B là bằng thật và bà Lê thi A có hành vi đổi tên của mình thành Lê thị B để sử dụng bằng của bà Lê thị B. Theo quy định Bộ luật hình sự 1999, khi cá nhân có hành vi sử dụng giấy tờ giả để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999. 

    Hành vi của bà Lê thị A là sử dụng bằng thật nên hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP: “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.”

    Tuy nhiên, bà Lê thị A có hành vi đổi tên mình thành Lê thị B, nếu bà Lê thị A tự ý sửa chữa các giấy tờ nhân thân của mình (giấy khai sinh, giấy chứng minh thư nhân dân,...) thành Lê thị B thì hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 266 của Bộ luật hình sự 1999:

    “1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng,  cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến  ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    saved-content
    unsaved-content
    210