Loading

08:25 - 14/11/2024

Được xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID khi đi khám chữa bệnh BHYT?

Được xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID khi đi khám chữa bệnh BHYT?

Nội dung chính

    Được xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID khi đi khám chữa bệnh BHYT?

    Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP có quy định các giấy tờ cần xuất trình khi đi khám chữa bệnh BHYT bao gồm:

    Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

    1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân; trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

    2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

    3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

    4. Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

    ...

    Như vậy, người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh phải xuất trình:

    + Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc;

    + Căn cước công dân;

    Nếu xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm:

    + Một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc

    + Giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên;

    Các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

    Tóm lại, người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh được xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID.

    Lưu ý: Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

    Có mấy phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT?

    Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định về phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

    Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

    1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:

    a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định;

    b) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;

    c) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.

    2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, có 03 phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT bao gồm:

    (1) Thanh toán theo định suất;

    (2) Thanh toán theo giá dịch vụ;

    (3) Thanh toán theo trường hợp bệnh.

    Khi nào tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trực tiếp cho người có thẻ BHYT?

    Tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trực tiếp cho người có thẻ BHYT khi:

    - Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

    - Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

    - Trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    119