Loading

08:35 - 23/09/2024

Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên có cần phải báo cáo không?

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền? Có phải chuyển tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch?

Nội dung chính

    Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền?

    Ngày 28/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

    Theo đó, Thông tư 09/2023/TT-NHNN sẽ hướng dẫn về:

    - Tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo;

    - Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền;

    - Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;

    - Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo;

    - Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ;

    - Giao dịch chuyển tiền điện tử;

    - Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử;

    - Hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

    Đối tượng áp dụng Thông tư 09/2023/TT-NHNN gồm có:

    - Tổ chức tài chính.

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.

    - Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.

    - Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

    Chuyển tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch? (Hình từ Internet)

    Có phải chuyển tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch?

    Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN có quy định về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử sau:

    Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử

    1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin tại khoản 3 Điều này và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện từ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

    b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

    Như vậy, nếu giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước từ 500.000.000 đồng trở lên thì phải báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử.

    Giao dịch có giá trị lớn nào được xem là bất thường hoặc phức tạp?

    Tại Điều 8 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp như sau:

    Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp

    1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.

    2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.

    Như vậy, các giao dịch có giá trị lớn được xem là giao dịch lớn bất thường hoặc phức tạp khi:

    - Đối với giao dịch lớn bất thường: bất kỳ giao dịch nào của khách hàng không tương xứng với thu nhập hoặc giá trị giao dịch thường xuyên của họ sẽ được xem là giao dịch lớn bất thường.

    - Đối với giao dịch lớn phức tạp: bất kỳ giao dịch nào không phù hợp với tính chất hoạt động của khách hàng trong lĩnh vực, ngành của họ hoặc các ngành, lĩnh vực tương đương.

    saved-content
    unsaved-content
    24