Loading

11:32 - 12/11/2024

Hành vi gây tiếng ồn và phát tán mùi thối

Hành vi gây tiếng ồn và phát tán mùi thối

Nội dung chính

    Hành vi gây tiếng ồn và phát tán mùi thối

    Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn và phát tán mùi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và khắc phục hậu quả của vi phạm này.  Cụ thể:

    Điều 12 quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.

    2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ.

    4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.

    Điều 24 quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư như sau:

    1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;

    b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;

    c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

    a) Có chất dễ cháy, dể gây nổ;

    b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

    c) Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm;

    d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

    3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường.

    4. Hình thức phạt bổ sung:

    Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư quy định tại khoản 2 Điều này;

    c) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

    Bạn có thể làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm trên và gửi cho Ủy ban nhân xã (phường) nơi bạn đang cư trú để họ can thiệp giải quyết.

    saved-content
    unsaved-content
    241