Loading

19:05 - 26/09/2024

Hợp đồng lao động có chữ ký photo và đóng dấu lên có giá trị pháp lý không?

Chào ban tư vấn cho em hỏi với: em vừa nhận hợp đồng lao động không thời hạn xong nhưng lại là bản phôtô chữ ký của e và người sử dụng lao động đều được sao theo bản chính còn dấu thì đóng dấu tươi. Vậy cho em hỏi thì bản hợp đồng đấy có giá trị không ạ?

Nội dung chính

    Hợp đồng lao động có chữ ký photo và đóng dấu lên có giá trị pháp lý không?

    Ký kết hợp đồng khác với ký các loại giấy tờ, văn bản khác. Ký hợp đồng ràng buộc trách nhiệm, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng; ràng buộc trách nhiệm của người đại diện pháp nhân ký hợp đồng. Do đó, việc đặt bút để ký (ký tươi) thể hiện nhận thức của người ký về hành vi ký của mình, chấp nhận ràng buộc trách nhiệm đó với tư cách người đại diện; thể hiện nhận thức của người ký đã hiểu rõ về nội dung của hợp đồng.

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định về “Ký văn bản” như sau: “Khi ký văn bản không dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai”. Quy định này đã cho thấy, việc ký vào văn bản, giấy tờ, hợp đồng là một hành vi xảy ra trên thực tế và phải sử dụng mực (không photo chữ ký).

    Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định: bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức (bản sao chụp) chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.

    Như vậy, về nguyên tắc, tất cả những ký tự, hình ảnh được tạo ra từ sao chụp (photo) sẽ không được coi là bản chính, không có giá trị tương đương bản chính hoặc thay thế bản chính.
     
    Ngoài ra, theo quy định về sử dụng con dấu tại Điểm c Khoản 2 Điều 25 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP thì: “Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền”. Chữ ký của người có thẩm quyền ở đây được hiểu là chữ ký tươi và theo đúng mẫu chữ ký đã được xác định. Việc đóng dấu vào chữ ký photo là vi phạm quy định về sử dụng con dấu.

    Kết luận: Bạn nên yêu cầu công ty soạn lại hợp đồng lao động và sau đó bạn và người đại diện doanh nghiệp cùng ký xác nhận vào hợp đồng lao động, sau đó đóng dấu của công ty trên hợp đồng. Theo đó mới đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, đây là căn cứ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. 

    saved-content
    unsaved-content
    1133