Loading

17:55 - 08/11/2024

Hợp đồng mua xe tải bằng ngoại tệ có bị vô hiệu?

Công ty AXC hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và mua bán xe tải. Ông Anh cư trú tại Việt Nam đến công ty để mua 1 chiếc xe tải. Trong HĐ ký kết giữa 2 bên, thỏa thuận giá bán của chiếc xe là 200.000 USD và khi thanh toán sẽ quy đổi ra VND để thanh toán. Xin hỏi, HĐ của ông Anh và công ty AXC có vi phạm chính sách quản lý ngoại hối của pháp luật không? Nếu có thì hướng xử lý ra sao?

Nội dung chính

    Hợp đồng mua xe tải bằng ngoại tệ có bị vô hiệu?

    Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 về quy định hạn chế sử dụng ngoại hối như sau:

    - Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    Đồng thời căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam cho thấy không có giao dịch dân sự cá nhân nào được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

    Từ đó, có thể xác định HĐ mua bán xe giữa ông Anh và công ty AXC có dấu hiệu vi phạm Pháp lệnh ngoại hối 2005.

    Về hướng xử lý, căn cứ Điều 177 Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Đồng thời căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    - Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

    Từ đó có thể xác định HĐ giữa ông Anh và công ty AXC có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, cụ thể là Pháp lệnh ngoại hối 2005.

    Việc xử lý hợp đồng vô hiệu căn cứ vào điều 131 BLDS 2015:

    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy, trường hợp hợp đồng ký kết giữa các bên quy định thanh toán bằng đồng ngoại tệ nếu không thuộc vào trường hợp được thanh toán bằng ngoại tệ thì các bên có quyền thực hiện các hành vi sau:

    - Thứ nhất, nếu hợp đồng chưa thực hiện các bên có quyền không thực hiện. Việc một bên hoặc cả hai bên không thực hiện hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

    - Thứ hai, nếu hợp đồng đang thực hiện thì các bên chấm dứt việc thực hiện. Trong trường hợp này bên có lỗi phải bồi thường, thông thường bên có lỗi là bên bán hàng hóa hoặc là bên cung ứng dịch vụ.

    - Thứ ba, nếu hợp đồng đã thực hiện xong thì phải giải quyết hậu quả, trong trường hợp này bên có lỗi phải bồi thường. Trong trường hợp này lỗi thuộc về bên soạn thảo hợp đồng khi họ đưa điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ vào hợp đồng, vì vậy bên soạn thảo hợp đồng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại nếu bên còn lại chứng minh được thiệt hại.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    saved-content
    unsaved-content
    105