Loading

14:14 - 10/12/2024

Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Tín hiệu đèn giao thông là hệ thống đèn điều khiển giao thông bao gồm ba màu chính: đỏ, vàng và xanh được sử dụng để kiểm soát giao thông đường bộ

Nội dung chính

    Ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông như sau: 

    (1) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

    (2) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

    (3) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

    Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu?Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

    Cơ sở pháp lý 

    Loại phương tiện

    Mức phạt hành chính và biện pháp xử phạt bổ xung

    Điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP  được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

     

    Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 

    Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

     

    Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

     

    Điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

     

    Điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 

    Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

    Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

     

    Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

     

    Điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP  được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

     

    Điểm a, b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

    Máy kéo, xe máy chuyên dùng

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

     

    Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông

     

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tín hiệu đèn giao thông được áp dụng tùy thuộc vào vị trí xảy ra vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi. Cụ thể, mức phạt tiền có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

    Ngoài ra, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, người điều khiển phương tiện có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định, theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trách nhiệm của tổ chức chịu trách nhiệm quản lý tín hiệu đèn giao thông đường bộ?

    Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của tổ chức được giao quản lý tín hiệu đèn giao thông đường bộ như sau:

    (1) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng lắp đặt, nghiệm thu đưa vào khai thác đường cáp kết nối tín hiệu từ tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ đến hộp kết nối (trong trường hợp có hộp kết nối), thực hiện và kết nối tín hiệu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 28/2018/TT-BGTVT

    (2) Chủ trì việc bảo đảm hoạt động của tín hiệu giao thông đường bộ tại nút giao phù hợp với trạng thái biểu thị tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang khi có tàu chạy qua đường ngang.

    (3) Lập phương án tổ chức giao thông đường bộ phù hợp với quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT

    (4) Khi xảy ra sự cố hư hỏng tín hiệu đèn giao thông đường bộ làm ảnh hưởng đến việc kết nối tín hiệu, phải thông báo ngay và phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông, bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông.

    (5) Xây dựng, ban hành và thực hiện chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm thiết bị hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo quy định Thông tư 28/2018/TT-BGTVT

    (6) Lập kế hoạch xây dựng, quản lý, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

    (7) Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý.

    saved-content
    unsaved-content
    224