Loading

17:06 - 26/11/2024

Kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động cần đáp ứng các điều kiện gì?

Kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động, bao gồm các hình thức như bán hàng rong, xe đẩy, hoặc quầy lưu động, cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nội dung chính

    Kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động cần những điều kiện gì?

    Theo quy định tại khoản 26 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010: “Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.”

    Thức ăn đường phố bao gồm các loại thực phẩm được chế biến để ăn hoặc uống ngay, thường được bán thông qua các hình thức như bán rong, bày bán trên vỉa hè, đường phố, nơi công cộng hoặc các địa điểm tương tự.

    Vì vậy, các mô hình dịch vụ ăn uống lưu động có tính chất tương tự cũng được coi là kinh doanh thức ăn đường phố.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 31 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố quy định như sau:

    Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố:

    - Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

    - Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.

    Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố theo Điều 32 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 gồm

    - Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    - Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

    - Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

    - Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

    - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

    - Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    Như vậy, để kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động, người kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện trên theo quy định của pháp luật.

    Kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động cần đáp ứng các điều kiện gì?

    Kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

    Cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động có cần đăng ký kinh doanh không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 79Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc đăng ký doanh nghiệp, như sau:

    Hộ kinh doanh
    ...
    2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

    Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:

    - Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

    + Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định;

    + Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    + Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    Như vậy, những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

    Việc kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động trên đường bộ có thuộc các hành vi bị cấm không?

    Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

    Các hoạt động khác trên đường bộ
    ...
    2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
    b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
    c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
    d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
    đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
    e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
    g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
    h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
    i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

    Như vậy, việc kinh doanh dịch vụ ăn uống lưu động trên đường bộ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

    saved-content
    unsaved-content
    95