Loading

14:17 - 13/11/2024

Mặt khách quan của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Mặt khách quan của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mặt khách quan của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Mặt khách quan của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự  bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:

    a) Hành vi khách quan

    Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây:

    - Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là làm ra các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự dưới bất ký hình thức nào mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    Hành vi chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự này thành vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cũng có tính năng tác dụng như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Thực tiễn xét xử cho thấy loại hành vi làm mới hoàn toàn ít xảy ra vì việc chế tạo ra vũ khí mà là vũ khí quân dụng không phải là việc làm đơn giản, phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại; có chứng chỉ chế tạo ra các loại vũ khí thô sơ, súng săn, vũ khí thể thao bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, nhà làm luật quy định hành vi lợi dụng việc được phép chế tạo vũ khí quân dụng mà chế tạo thêm đem trao đổi, buôn bán hoặc cung cấp cho những người mà mình quan tâm nhằm mục đích trục lợi hoặc vì động cơ khác.

    - Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là cất giữ bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sưở bất kỳ nơi nào như: trong nhà ở, phòng làm việc; trụ sở cơ quan; tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách…mà không nhằm mục đích mua bán hay chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.

    Nguồn gốc vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội tàng trữ không kể do nguồn gốc nào mà có như: được tặng, cho, đào được , nhặt được… Tuy nhiên, nếu người phạm tội cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là vật chứng của vụ án nhằm che dấu tội phạm thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiện hình sự về tội tàng trừ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội che dấu tội phạm.

    Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự hay không. Ví dụ: Nguyễn Văn T bị bắt quả tang đang được giao một khẩu súng K54 cho Bùi Thanh H, nhưng không có căn cứ xác định H là người mua khẩu súng này, còn T thì khai rằng T được một người thuê vận chuyển khẩu súng này, còn T thì khai rằng T được một người thuê vận chuyển khẩu súng  K54 giao cho H, còn H có phải là người mua súng hay không thì T không biết. Mặc dù H vừa nhận khẩu súng K54 từ tay T và không có căn cứ xác định H mua khẩu súng  này, nhưng hành vi của Bùi Thanh H vẫn bị coi là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

    Nếu tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đó thì hành vi cất giữ không phải là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dung, phương tiện kỹ thuật quân sự mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển  hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi ( một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ).

    -Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác…bằng bất kỳ phương tiện nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.

    Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được dùng ở đây có nội hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hành hóa thông thường. Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có thể giống với vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định như: dùng ô tô, xe đạp, xe máy, tàu thủy, tàu bay…nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp như từ gầm giường sang giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong một phòng.

    Nếu vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển đó bị tủy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự với vai trò giúp sức.

    - Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự vào mục đích mà người sử dụng quan tâm như: dùng súng để săn bắn thú rừng, dùng lựu đạn để đánh cá dưới sông, dùng máy bộ đàm để liên lạc với người thân, dùng xe quân sự để chở hàng thuê,…

    Nếu hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là dấu hiệu định tội hoặc khung hình phạt của một tội phạm khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Ví dụ: Mạc Văn K là tự vệ nhà máy Z 172 được trang bị súng CKC. Do Bùi Hồng Q và một số người vào khu vực nhà máy để nhặt sắt vụn, K đuổi Q và những người cùng đi, họ vân không nghe, nên K dùng súng CKC bắn về phía Q và mọi người làm Q chết. Hành vi sử dụng súng  của K bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành nhiệm vụ theo Điều 97 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép nữa.

    - Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là bán hay mua để bán lại; vận chuyển vũ khí quận dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bán lại trái phép hoặc dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để đổi lấy hàng hóa  hay dùng hàng hóa để đổi lấy vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Khi xác định hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cần chú ú đến một số vấn đề sau:

    Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có; không phụ thuộc vào vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đó là thật hay giả còn tác dụng hay đã mất tác dụng

    Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “ tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” hay tội “ vận chuyển trái phép vũ khí quan dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” hoặc “ tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện lỹ thuật quân sự”

    Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi chế tạo và kèm theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt vũ khí  quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “ tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”. “ chiếm đoạt, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,…”

     - Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, tham ô vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuậtquân sự.

    Hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ngay trước, trong khi thực hiện thủ đoạn phạm tội.

    Cũng coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nếu người được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để huấn luyện, chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian  công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ việc mà không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước.

    Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản còn có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản...) và tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội mới biết trong tài sản có vũ khí quân dụng, phương tiện khoa học kỹ thuật quân sự và đem nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nhưng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì lại không  có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ( ở giai đoạn chưa đạt). Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được), nhưng khi chiếm đoạt lại là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

    Khi định tội với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cần chú ý:

    Nếu người phạm tội thực hiện tất cả các hành vi quy định tại điều luật thì định tội danh đầy đủ là “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” (thay từ hoặc bằng từ và); nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi quy định trong điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà họ thực hiện.

    b) Hậu quả

    Hậu quả của hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết.  Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy từng trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của  điều luật.

    d) Các dấu hiệu khách quan khác

    Ngoài hành vi khách quan, đối với tội phạm này nhà làm luật quy định một dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự phải là trái phép thì mới cấu thành tội phạm, nếu việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được phép thì không thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.

    Khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trái phép trong một số trường hợp cần chú ý: nếu người được phép sử dụng vũ khí quân dụng nhưng lại cho người khác mượn để sử dụng thì người mượn là người sử dụng trái phép, còn người cho mượn là người vi phạm quy định về quản lý vũ khí; nếu người được giao vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, sử dụng, cất giữ, bảo quản để người khác sử dụng, chiếm đoạt, thì thuộc trường hợp vi phạm quy định về quản lý vũ khí quy định tại Điều 234; nếu đem vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trao đổi, mua bán thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.

    saved-content
    unsaved-content
    182
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ