Loading

15:51 - 08/01/2025

Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8? Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8?

Học sinh lớp 8 tham khảo mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm? Năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8 cần đảm bảo yêu cầu gì?

Nội dung chính

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8?

    Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong cuộc sống, nhưng chúng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Việc phân biệt giữa keo kiệt và tiết kiệm giúp chúng ta hiểu rõ hơn giá trị của sự cân bằng trong lối sống, đồng thời tránh những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng. Dưới đây là mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm mà học sinh có thể tham khảo.

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm số 1:

    Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm khác nhau, mặc dù đôi khi chúng được sử dụng một cách đồng nghĩa. Keo kiệt thường được hiểu là tiết kiệm quá mức hoặc không cần thiết, trong khi tiết kiệm là việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh, hiệu quả và có mục đích. Khi một người là keo kiệt, họ có xu hướng giữ tiền của mình và không muốn chi tiêu nhiều cho những thứ không cần thiết. Điều này có thể dẫn đến sự buồn tẻ và cô đơn, bởi vì họ có xu hướng từ chối các hoạt động giải trí và chia sẻ cơ hội tương tác với người khác. Trong khi đó, tiết kiệm giúp người ta sử dụng tiền bạc, thời gian và tài nguyên một cách thông minh để đạt được mục tiêu cuộc sống của mình. Người tiết kiệm tìm cách sử dụng tiền một cách hiệu quả, để có thể đầu tư vào bản thân, gia đình và tương lai.

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm số 2:

    Giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm số 3:

    Keo kiệt được hiểu là tính toán chi li, hà tiện quá mức. Còn tiết kiệm là sử dụng đúng mức, đồng thời biết tích lũy của cải. Một người sống keo kiệt thường chỉ nghĩ đến bản thân. Họ luôn giữ của cải cho riêng mình, không muốn chi tiết cho những thứ không cần thiết, thậm chí ngay cả những thứ cần thiết. Họ cũng không thích giúp đỡ người khác. Điều này khiến cho người sống keo kiệt thường bị ghét bỏ, coi thường. Trong khi đó, người sống tiết kiệm biết cách sử dụng mọi thứ, từ của cải đến thời gian một cách hợp lí để từ đó xây dựng cho tương lai. Họ cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Người sống tiết kiệm sẽ có cuộc sống sung túc, được yêu mến và tôn trọng. Như vậy, chúng ta cần sống tiết kiệm, tránh xa thói keo kiệt để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8? Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8?

    Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8? Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8? (Hình từ Internet)

    Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8?

    Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8 như sau:

    - Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

    - Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

    - Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

    - Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

    Phát triển năng lực văn học đối với học sinh lớp 8 cần đảm bảo yêu cầu gì?

    Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định phát triển năng lực văn học đối với học sinh lớp 8 cần đảm bảo yêu cầu như sau:

    - Phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể.

    - Nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học.

    - Nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ.

    - Phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

    - Có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

    saved-content
    unsaved-content
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ