Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ
Nội dung chính
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ mới nhất?
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ là một văn bản chính thức mà học sinh gửi đến ban giám hiệu hoặc phòng đào tạo của trường để yêu cầu xem xét lại kết quả bài thi của mình.
Đơn này thường được sử dụng khi thí sinh có nghi ngờ về sự chính xác trong việc chấm điểm hoặc cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến điểm số của bài thi.
Dưới đây là một số mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ:
>>> Tải mẫu đơn tại đây: MẪU ĐƠN XIN PHÚC KHẢO
Hướng dẫn cách viết đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ
Cách viết đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ bao gồm các bước sau:
(1) Tiêu đề: Ghi rõ "Đơn xin phúc khảo bài thi cuối kỳ".
(2) Thông tin cá nhân: Cung cấp đầy đủ họ tên, mã số sinh viên, lớp học, khoa, và trường học của bạn.
(3) Thông tin bài thi: Nêu rõ môn thi, ngày thi, và điểm số mà bạn đã nhận được.
(4) Lý do phúc khảo: Trình bày lý do bạn cho rằng điểm số của mình không chính xác, chẳng hạn như nghi ngờ có sự chấm sai, bỏ sót điểm hoặc có nhầm lẫn trong quá trình chấm thi.
(5) Cam kết: Khẳng định rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng bài thi của mình và tin rằng có sự sai sót trong việc chấm điểm.
(6) Chữ ký: Ký tên và ghi rõ ngày tháng làm đơn.
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi cuối học kỳ mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn phúc khảo bài thi cuối kỳ (Hình từ Internet)
Việc đánh giá định kì học sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá định kì như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2), (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét
+ Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
+ Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
- Đánh giá bằng điểm số
+ Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
+ Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
- Hình thức đánh giá đối với các môn học
+ Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.